Translate

Thứ Năm, 27 tháng 11, 2014

'CHÂU VỀ HỢP PHỐ"

Đường xe lửa răng cưa trên cao nguyên Lang Bian

"Theo dấu con đường bị lãng quên về vùng đất đánh mất" (Tracing the forgotten path to the lost Shangri-La) viết về lịch sử con đường xe lửa răng cưa Lâm Viên nối Đà Lạt với Phan Rang. Các tư liệu và hình ảnh cho thấy không chỉ chiến tranh, mà sự ngu dốt và tham lam của con người đã huỷ hoại một công trình vô cùng hiếm hoi được xây dựng tại Việt Nam từ đầu thế kỉ trước.  Nguyên bản bài viết bằng tiếng Anh.

http://www.vnafmamn.com/photos/LangBianRail_poster.jpg
Phần lớn mọi người biết Đà Lạt có một nhà ga xe lửa đẹp bậc nhất Đông Nam Á (với kiến trúc và xây cất theo kiểu Art-Deco), nhưng ít ai để ý rằng Đà Lạt từng có một đường xe lửa răng cưa (cog railroad) độc đáo và hiếm có trên thế giới. Bạn có thể ngạc nhiên thích thú khi biết đến đường xe lửa răng cưa. Đó là hệ thống đường ray dạng răng cưa, ngoài hai thanh ray đỡ, ở chính giữa còn có thêm một thanh ray có răng móc như lưỡi cưa, ăn khớp với bánh răng của đầu tầu kéo, để kéo đoàn tàu lên dốc và giữ cho đoàn tàu không bị tuột nhanh khi xuống dốc. Chúng ta hãy khảo sát qua để biết người Pháp đã thiết lập được hệ thống đường xe lửa này như thế nào vào những năm đầu thế kỷ thứ 20.
http://www.vnafmamn.com/photos/serrated_rail4.jpg
Đường sắt răng cưa sử dụng cho tuyến đường Sông Pha - Đà Lạt

Năm 1903, người Pháp tiến hành xây dựng đường xe lửa nối thành phố Đà Lạt mát mẻ trên cao nguyên với thành phố Phan Rang nóng nực nằm ven duyên hải để kiều dân Pháp thuận tiện hơn khi lên sống và làm việc trên thành phố Đà Lạt có khí hậu ôn hòa. Đoạn đường Đà Lạt - Tháp Chàm dài 84 km gồm đoạn từ Tháp Chàm đến Krong Pha dài 41 km đưa vào xử dụng năm 1919 và đoạn Krong Pha – Đà Lạt dài 43 km đưa vào sử dụng năm 1932. Đoạn hoàn thành sau rất dốc, có ba nơi phải làm đường ray răng cưa và 5 chỗ phải làm đường hầm xuyên núi. Tiến trình xây dựng tuyến đường sắt này có thể sơ lược như sau (tham khảo bản đồ dưới đây để hiểu rõ về đoạn Tháp Chàm – Đà Lạt):

http://www.vnafmamn.com/photos/Dalat_CogRailMap3.jpg
Bản đồ phác thảo khu vực dự định xây dựng tuyến đường sắt răng cưa Lâm Viên
http://www.vnafmamn.com/photos/railmap.jpg
Bản đồ tuyến đường sắt Đà Lạt - Sông Pha

Tiến trình xây dựng (đường xe lửa cao nguyên Lâm Viên)

Khởi đầu từ 1893 đến 1913:
- Từ Tháp Chàm đến Tân Mỹ, 41 km, hoàn tất và xử dụng năm 1913.
- 1919 hoàn tất từ Tân Mỹ đến Sông Pha (Krongpha)
- 1928 .............. từ Sông Pha đến Eo Gió (Bellevue)
- 1929 .............. từ Eo Gió đến Đơn Dương (Dran)
- 1930 .............. từ Đơn Dương đến Trạm Hành (Arbre Broye)
- 1932 .............. từ Trạm Hành đến Đà Lạt
Tổng chiều dài từ từ Tháp Chàm đến Đà Lạt là 84 km

http://www.vnafmamn.com/photos/Dalat_CogRail18.jpg
Nhóm nghiên cứu tuyến đường sắt Lâm Viên

Đại uý Baudesson và đoàn tuỳ tùng lên cao nguyên Lâm Viên khảo sát địa hình cho tuyến đường Phan Rang - Đà Lạt. Tốn mất 2 năm (1901 - 1902) để hoàn thành việc đánh giá thực địa
http://www.vnafmamn.com/photos/Dalat_CogRail24.jpg
Đào đường hầm số 1 (đoạn Sông Pha - Eo Gió)

Bức bưu ảnh cổ mô tả việc đào một trong hai đường hầm trên đoạn Sông Pha - Eo Gió dẫn lên chỗ thắt đèo Ngoạn Mục. Dễ dàng thấy đỉnh núi tạo những sườn dốc đứng rất khó khăn cho thi công. Cây cỏ um tùm cũng gây trở ngại cho công việc.
http://www.vnafmamn.com/photos/Dalat_CogRail25.jpg

Thi công đường hầm số 2 (đoạn Sông Pha - Eo Gió)

Một bức bưu ảnh khác cho thấy thời gian này đã hoàn thành việc làm nền đường ray và đào một trong hai hầm đoạn Sông Pha - Eo Gió, ảnh chụp ngay trước thời điểm lắp đặt đường ray. Căn cứ vào địa hình có thể đây là đường hầm số 2.    http://www.vnafmamn.com/photos/Dalat_CogRail59.jpg
Công việc đổ đá tai một khu vực của đoạn đường sắt Sông Pha - Đà Lạt
http://www.vnafmamn.com/photos/Dalat_CogRail61.jpg
Photobucket
Những công nhân người Thượng lao động trên tuyến đường
http://www.vnafmamn.com/photos/Dalat_CogRail27.jpg
Xuống đèo Ngoạn Mục.
Bức ảnh lưu trữ chụp vào thời điểm đang hoàn tất nốt đoạn đặt ray răng cưa. Đây là đoạn dốc đầu tiên trong khoảng cách 20 dặm giữa Sông Pha và Eo Gió (đèo Ngoạn Mục) nhằm về hướng biển. Lọt vào giữa khuôn hình là đỉnh núi rất đặc trưng của khu vực này. Chính giữa bức ảnh là xe đi kiểm tra đi đường ray và hệ thống cột tín hiệu trên tuyến.
http://www.vnafmamn.com/photos/Dalat_CogRail28.jpg
Photobucket
Tuyến đường sắt Đà Lạt - Phan rang sử dụng hệ thống ray răng cưa của hãng Abt. Ray răng cưa được đặt giữa hai ray định hướng. Hãy để ý đến nền đường sắt được gia cố và chăm sóc rất kĩ lưỡng. Vị trí ảnh chụp chưa xác định.
http://www.vnafmamn.com/photos/Dalat_CogRail46.jpg

Một bức ảnh đẹp về tuyến đường sắt Lâm Viên.  Hình cảnh gọn gàng của sườn núi bên phải cho phỏng đoán bức hình được chụp khoảng năm 1936, khi công trình gần như hoàn thiện xong. Để ý ta sẽ thây một dải tường bê tông dẫn nước thoát nước mưa ở bên phải bức ảnh. Lều nán ở bên trái ảnh có thể được dùng làm chỗ nghỉ hoặc kho chứa tạm cho các đội xây dựng hay công nhân bảo dưỡng tuyến đường. Căn cứ vào địa hình hẹp, dốc có thể đoán đây là đèo Dran (Đơn Dương), vì sự khác biệt khi so với đèo Ngoạn Mục, nơi tuyến đường ngoằn ngoè chạy trong một khu vực rộng mở.
Năm 1932, hai kiến trúc sư người Pháp, ông Moncet và Reveron thiết kế đồ án nhà ga xe lửa Đà Lạt và thuê các công ty Việt Nam xây dựng tại vị trí cách Hồ Xuân Hương khoảng 2 km. Nhà ga được thiết kế theo kiểu phương Tây phương pha trộn thêm một vài nét đặc trưng của nhà rông cao nguyên với mái cao và dốc. Nhà ga được chia làm ba khu, mỗi khu đều có kích thước hợp lý với những ô cửa lắp kính mầu và vòm trần hình cung.
Sau khi đường xe lửa răng cưa Lang Bian hoàn thành, Công ty Hỏa Xa Pháp “Chemin De Fer” (CFI) nhập cảng vào Việt Nam các đầu máy xe lửa chạy được trên đường xe lửa răng cưa theo hai đợt:
Đợt đầu, CFI mua tổng số 7 đầu máy HG 4/4 – trong đó 5 đầu máy (1924) do Công ty Thụy sĩ SLM Winterthurand (Schweizerische Lokomotiv - und Maschinenfabrik Esslingen) sản xuất và 2 đầu máy HG 4/4 do Công ty Đức MFE (Maschinenfabrik Esslingen) sản xuất theo nhượng quyền. Khi đưa vào sử dụng giai đoạn 1924 – 1929 tất cả các đầu máy trên mang số hiệu lần lượt từ CFI 40-301 đến CFI40-307.
Đợt hai, giữa năm 1930 - 1947 CFI mua được 6 đầu máy đã qua sử dụng của công ty Swiss FO (Furka-Oberwald), 2 đầu máy HG 4/4 (số hiệu CFI 40-308 và 40-309) năm 1930 và 4 đầu máy HG 3/4 (số hiệu CFI 31-201 đến 31-204 ) năm 1947.
Trong thời gian Nhật chiếm đóng Đông Dương, công ty CFI bị lấy mất 3 đầu máy HG 4/4 không còn dấu vết. Số đầu máy còn lại sau này khi người Pháp rút lui khỏi Việt Nam được chuyển giao cho Hỏa Xa Việt Nam. Số hiệu của các đầu máy vẫn giữ nguyên, chỉ thay đổi 3 chữ đầu là VHX (Hỏa xa Việt Nam) thay vì CFI (Chemin De Fer).
Với công nghệ cổ điển, các động cơ hơi nước được chạy bằng than, hơi nước tạo ra được chuyển thành sức kéo từ 600 đến 820 mã lực. Vì Việt Cộng liên tiếp phá hoại và đặt mìn nên các chuyến tầu chở khách chỉ duy trì đến năm 1968, sau đó tuyến đường Lang Bian ngừng hoạt động.
http://www.vnafmamn.com/photos/dalat_indochine22.jpg
Bảo Đại và Toàn quyền Rene Robin trong lễ khánh thành tuyến đường sắt xuyên Đông Dương năm 1936 (chưa xác định ảnh chụp tại ga nào)
http://www.vnafmamn.com/photos/Dalat_CogRail19.jpg
Toa xe khách tuyến Phan Rang - Đà Lạt (khoảng năm 1935)
http://www.vnafmamn.com/photos/Dalat_CogRail47.jpg
Đầu máy hơi nước HG4/4 
http://www.vnafmamn.com/photos/Dalat_CogRail44.jpg
Đoạn vòng gấp tại ga Kabeu (nằm giừa ga Eo Gió và Sông Pha). Ngày nay ga đã hoàn toàn bị lãng quên (Ảnh khoảng năm 1936)
http://www.vnafmamn.com/photos/Dalat_CogRail30.jpg
Một đoàn tầu hàng ngắn leo dốc trên đoạn đường sắt răng cưa. Bốn toa hàng với phần trục bánh có thể được mua từ Đức. Một toa xe loại này hiện được trưng bày tại ga Đà Lạt. Với độ dốc 120 phần nghìn, các đầu máy hơi nước Thuỵ Sĩ chỉ kéo theo số lượng ít các toa xe.
http://www.vnafmamn.com/photos/Dalat_CogRail29.jpg
Đầu máy hơi nước Thuỵ Sĩ trên một trong ba đoạn lắp ray răng cưa của tuyến Tháp Chàm - Đà Lạt. Phần trái của bức ảnh cho thấy tuyến đường leo dốc vòng đến 180 độ, điều này cho phỏng đoán đây là đoạn Sông Pha - Ngoạn Mục (Eo Gió) hoặc đoạn Đơn Dương - Trạm Hành
http://www.vnafmamn.com/photos/Dalat_CogRail22.jpg
Đoạn Song Pha - Đơn Dương. Tầu tiến vào đường hàm số 2 trên đèo Ngoạn Mục
http://www.vnafmamn.com/photos/Dalat_CogRail58.jpg
Đường sắt răng cưa đoạn đèo Ngoạn Mục(nhìn xuống), cách ga Sông Pha khoảng 4 km
http://www.vnafmamn.com/photos/Dalat_CogRail26.jpg
Đầu máy hơi nước Thuỵ Sĩ kéo các đoàn tầu leo đèo Ngoạn Mục tại khu vực tránh tầu đoạn Sông Pha - Eo Gió. Bức ảnh có thể chụp vào khoảng thời gian đầu trước chiến tranh Việt Nam, lúc đó các toàn tầu còn chạy hàng ngày. Để ý ta thấy cả hai làn đều lắp đặt hệ thống ray răng cưa
http://www.vnafmamn.com/photos/Dalat_CogRail23.jpg
Bên phải tấm bưu thiếp ta thấy một phần của khu vực Lang Bian với tuyến đường sắt. Phần trái của bức ảnh  là Đơn Dương (cao khoảng 100m so với mực nước biển) với thi trân Đa Nhim (tuy không thấy trong ảnh)
http://www.vnafmamn.com/photos/serrated_rail3.jpg
Phong cảnh đèo Ngoạn Mục
http://www.vnafmamn.com/photos/Dalat_CogRail31.jpg
Quãng gian nan trên đoạn Đơn Dương - Trạm Hành. Tại một số điểm đường sắt  chạy sát với đường số 11 dẫn lê Trại Mát và Đà Lạt. Chú ý tới bức tường đá gia cố và xẻ núi để kiến tạo làn đường
Phải mất quãng thời gian dài 30 năm, với nỗ lực lớn lao mới xây dựng được một tuyến đường xe lửa răng cưa kỳ diệu trong thời kỳ Đông Dương. Hãy xem các nhà tuyên truyền của Hà Nội bóp méo lịch sử đường sắt Lang Bian và đổ tội cho những người khác phá huỷ tuyến đường sắt răng cưa lịch sử này như thế nào vào một năm sau đó (1976):
Đà Lạt được tạo dựng năm 1907 .
Nhà ga Sông Pha và cây cầu sắt đen gần đó là dấu vết, tàn tích sự hiện diện của người Pháp tại Việt Nam . 

Người Pháp dự định kiến tạo một đường hỏa xa từ Đà Lạt đến thành phố duyên hải Phan Rang. Con đường xe lửa này phải vượt qua những giải núi, những đèo đẹp nhất ở Việt Nam , Đèo Dran và Đèo Sông Pha mà người Pháp gọi là Đèo Bellevue. Đường xe lửa Sông Pha là một trong hai đường xe lửa răng cưa (Cog railway) duy nhất trên thế giới nhưng đã không được hoàn tất sau khi người Pháp rút lui.
Mặc dù, vẫn còn có thể tìm thấy bên cạnh đường ..... rất nhiều dấu tích về con đường sắt ấy.

Photobucket

(nguồn Thanhnien Online - March 31,2008).

Và họ đổ tội cho “Đế Quốc Mỹ” đã phá hoại con đường xe lửa răng cưa Đà Lạt trong chiến tranh:
“ ... Ngay sau khi nhà ga xe lửa Đà Lạt được xử dụng năm 1936, những chuyến xe lửa với đầu máy kéo mới toanh của Nhật chuyên chở hành khách và hàng hóa chạy trên ba tuyến đường: Tháp Chàm - Đà Lạt, Nha Trang - Tháp Chàm - Đà Lạt, và Saigon (nay là thành phố Hồ Chí Minh) - Tháp Chàm - Đà Lạt. Nhà ga có ba đầu máy hơi nước do Nhậ sản xuất. Các động cơ hơi nước chạy được đốt bằng củi, nhiệt đun sôi 12 thước khối nước, hơi nước tạo sức kéo lên đến 700 tấn. Vì bị Mỹ ném bom, nên những chuyến xe lửa chuyên chở hành khách này chỉ kéo dài được đến năm 1972 sau đó hoàn toàn chấm dứt. Khoảng 20 năm về trước, hai trong ba đầu máy này được bán ra ngoại quốc, và hiện tại có thể thấy chúng được trưng bày tại bảo tàng xe lửa tại Thuỵ Sĩ”.(Trên thực tế những đầu máy này được tu sửa và gần đây đã được đưa vào xử dụng trên đường xe lửa răng cưa Furko của Thụy Sĩ. Bấm vào đây  để đọc bài viết về việc khôi phục đầu máy xe lửa răng cưa) Nguồn: Vienam Economic News Online - Ghi chú: Bài viết này đã bị xóa bỏ và tất cả dữ kiện viết trong bài đều hoàn toàn sai sự thật.

Cần phải nói rằng, sau khi chiếm được Nam Việt Nam vào năm 1975, chính quyền Hà Nội phát triển tuyến đường sắt Thống Nhất Sài Gòn – Hà Nội. Do thiếu đường ray, những cái đầu ngu ngôc đã cho rằng có thể giải quyết việc thiếu hụt đó bằng cách tháo dỡ đường ray đoạn Sông Pha – Đà Lạt và bổ xung vào những nơi cần thiết của tuyến đường Thống Nhất. Đây không phải chỉ là một sai lầm lớn mà còn thể hiện sự ngu xuẩn cực độ của Cộng Sản Việt Nam. Bởi vì, đường ray xe lửa đoạn Sông Pha - Đà Lạt được chế tạo đặc biệt cho đường xe lửa răng cưa Lang Bian với tính toán kĩ lưỡng về thiết kế cho địa thế dốc. Để có thể chịu được lực kéo khủng khiếp khi tầu leo núi trong một khoảng thời gian dài nên bản thân các ray đỡ phải được làm bằng loại thép nguyên chất, có chất lượng cao nhất. Ngay cả đến những con ốc và bu lông cũng khác với loại ray xe lửa thường. Và ta có thể đoán chuyện gì xảy ra! Những đường ray đặc biệt này không thể ăn khớp khi kết nối với loại đường ray ở nơi bằng phẳng. Họ quyết diịnh biến chúng thành sắt phế thải, chất đống tại các kho chứa nơi lũ kẻ cắp cưa vụn ra và các quan tham Việt Cộng bán chúng đi với giá rẻ như bèo. Đúng là một thảm kịch của lịch sử hỏa xa Đông Dương! Nếu đường xe lửa này không bị tháo gỡ, thì ngày nay đã có thể dễ dàng khôi phục để có những chuyến xe lửa du lịch kì thú từ các khu nghỉ dưỡng vùng duyên hải Nha Trang, Ninh Chu, Mũi Né lên Đà Lạt.
http://www.vnafmamn.com/photos/Dalat_CogRail33.jpg
Ga Đà Lạt thời kì đầu
http://www.vnafmamn.com/photos/Dalat_CogRail20.jpg
Tháp cổ của người Chăm gần ga Phan Rang (khoảng 1925)
http://www.vnafmamn.com/photos/dalat_indochine21.jpg
Những toa xe củi trên ga Tháp Chàm, 1943
http://www.vnafmamn.com/photos/tourcham_station.jpg
Ga Tháp Chàm năm 1947
http://www.vnafmamn.com/photos/Dalat_CogRail21.jpg
Cầu đường sắt trước khi vào ga Tháp Chàm (năm 1948)
http://www.vnafmamn.com/photos/Krongpha_station.jpg
Hành khách trên ga Sông Pha năm 1947. Có thể nhận ra bên trái bức hình phía sau đầu máy HG4/4 đang đỗ trên đường kiểm định kĩ thuật
http://www.vnafmamn.com/photos/Dalat_CogRail62.jpg
Một đầu máy HG4/4  mang số hiêu của Hoả Xa Việt Nam VHX 40-302. Quang cảnh xung quang với những đám cỏ voi cho phỏng đoán đây có thể là đoạn bắt đầu vào đèo Ngoạn Mục
http://www.vnafmamn.com/photos/Dalat_CogRail32.jpg

Đoàn tàu trên sân ga Đà Lạt
Đường xe lửa răng cưa Sông Pha – Đà Lạt còn là một nét đẹp kì thú cho phong cảnh vùng Đông Nam Á Châu, đặc biệt với loại đầu máy hơi nước cổ điển kéo những toa khách men theo vách núi hẹp của cánh rừng thông. Khi đoàn tàu leo lên đèo Ngoạn Mục (Bellevue pass), du khách sẽ kinh ngạc trước cảnh trí một bên là triền núi xanh, và một bên là khoảng không gian mênh mông trải dài đến chân trời biển Thái Bình Dương. Phong cảnh thay đổi ngoạn mục qua từng vùng cho đến khi con tầu lên đến cao nguyên Lâm Viên trong lành, huyền thọai, nơi mỗi người bắt đầu cảm nhận mùi thơm của rừng thông hòa với mùi gỗ cháy toả ra từ những ống khói của đầu máy. Một cảnh trí thiên nhiên tuyệt vời khó quên.
Khi còn là một đứa trẻ, tôi đã từng có cơ hội được du lịch bằng tầu hoả từ Sai Gòn lên Đà Lạt trên những toa có gường nằm, và vài lần khác giữa Đơn Dương và Đà Lạt mà không mất tiền. Vì sao tôi có được ưu đãi đó? Bạn hãy nhìn bức ảnh dưới, người đàn ông đội chiếc mũ kiểu thời thuộc địa và cầm trong tay lá cờ lệnh chính là cha tôi.
Thân phụ tác giả trên sân ga Di An (khoảng năm 1940)
http://www.vnafmamn.com/photos/dian_station2.jpg
Thêm một bức ảnh trên sân ga Di An. Trưởng ga cùng các cộng sự bên đầu máy
http://www.vnafmamn.com/photos/Dalat_CogRail60.jpg
Đầu máy hơi nước Thuỵ Sĩ ở ga Đà Lạt
http://www.furka-bergstrecke.ch/assets/bilder/vietnam/sleep_langbian_3l.jpg
Lần theo tài liệu quá khứ, người Thuỵ Sĩ đã tìm thấy các đầu máy hơi nước đã từng bán cho CFI  
http://www.furka-bergstrecke.ch/assets/bilder/vietnam/trip_deco2l.jpg
Trong chiến dịch "Back to Switzeland",  Thuỵ Sĩ đã mua lại các đầu máy hơi nước của tuyến đường sắt răng cưa Phan Rang - Đà Lạt. Số lượng đầu máy mua được không được công ty DBF tiết lộ, tuy nhiên theo BangKok Post và tài liệu của các nhân viên tham dự chiến dịch thì con số này là 7.
Photobucket

Sau khi phục hồi,  hai đầu máy  trong số đó được đưa vào sử dụng năm 1993 trên tuyến đường Furka. Hình ảnh đầu máy DFB 9 (trước là VHX 31-201) tiến vào đường hầm
Photobucket

Dầu máy DFB 9 (trước là VHX 31 -204) trên đất nước Thuỵ Sĩ


Photobucket
Lý lịch đầu máy được ghi trang trọng trên biển đồng
Ngày nay, không còn cách nào để làm lại đường xe lửa răng cưa Sông Pha – Đà Lạt xưa, nhất là dưới thể chế cộng sản tham nhũng. Có lẽ không hy vọng gì khi tuyến đường sắt này đã bị phá hủy. Người Pháp đã tốn 30 năm để xây dựng 84 cây số đường xe lửa Tháp Chàm – Đà Lạt, nhưng sau 1975, vào thời bình Việt Cộng tốn ít thời gian hơn nhiều để “dọn sạch” con đường xe lửa tuyệt đẹp này. Ngay cả cây cầu đường sắt lịch sử ở Đơn Dương (Dran) cũng bị biến thành sắt vụn vào năm 2004 (xem loạt ảnh bên dưới bạn sẽ bàng hoàng về sự tàn phá các di tích lịch sử của chế độ Hà Nội trong thời bình). Sau một thời gian dài bỏ hoang phế, cỏ cây đã phủ kín dấu vết của con đường xe lửa ngày xưa. Nhưng, trong những ngày gió lộng, âm thanh xa xưa của cao nguyên Lâm Viên vẫn vang vọng trong những cánh rừng thông, tiếng còi tầu buồn bã rúc lên như vọng về từ một thời đã mất.
 Nguồn sưu tầm by Ngoan Trương Công

Thứ Tư, 26 tháng 11, 2014

Thanksgiving


Happy Thanksgiving


1-Cảm ơn đất nước đã dung thân

Tuần này Hoa Kỳ chào đón Lễ Thanksgiving, Lễ Tạ Ơn. Âu cũng là một dịp để nói chuyện ân tình. 

Và cái câu chuyện ân tình đó phải bắt đầu bằng ngay chính đất nước Hoa Kỳ. Tôi mới được một người bạn gửi cho một bài viết thật chân tình hẳn là của một người Mỹ gốc Việt. Bài mang cái tên “Người Khách Trọ Vô Tình.”

Bài viết không thấy ký tên mở đầu với câu chuyện về thành phố Rialto của quận San Bernadino, California. Quận này, theo bài viết là một quận nghèo, nửa cư dân là người gốc Mexico, một phần năm là dân gốc Phi Châu. Lợi tức đầu người chỉ khoảng 13,375 đô la một năm và 13% dân chúng sống dưới mức nghèo đói ở Hoa Kỳ trong khi tỷ lệ tội ác lại cao hơn các thành phố khác, nhưng thành phố không đủ ngân sách thuê thêm cảnh sát. Rialto cũng có rất nhiều trẻ em bỏ học vì bố mẹ quá nghèo hay không đủ Anh ngữ. Thêm vào đó, hầu hết các gia đình không có computer nên việc học của con cái rất khó khăn.

Gần đây một nhóm người Việt gồm nhà giáo, bác sĩ, sinh viên và tu sĩ cư ngụ trong vùng San Bernadino, đã chọn Rialto để thành lập một trung tâm giáo dục nhỏ mang cái tên tắt là H.O.M.E, viết tắt của chữ House of Meditation & Education nhưng cũng đồng thời có nghĩa là mái ấm gia đình. Các em có thể đến đó để học sử dụng computer, giúp làm homework hay chỉ đọc sách. Phụ huynh theo con đến cũng được chỉ dẫn về computer và giúp đỡ. Người đứng đầu nhóm thiện nguyện này, theo bài viết, là một bác sĩ, sau khi con cái ăn học thành tài, nay cảm thấy mình phải trả nợ cho vùng đất đã dung thân mình.

Bài viết đặt câu hỏi, “Trên nước Mỹ này bao nhiêu người trong chúng ta đã làm được những việc như thế này?”

Rồi kể tiếp câu chuyện của một vị linh mục đã hỏi giáo dân là trong thành phố đã cưu mang chúng ta này, có nhiều người Mỹ nghèo hơn chúng ta, nhưng lòng bác ái của họ thì không nghèo, không một công tác từ thiện nào mà họ không góp công góp của, không như người Việt chúng ta.

Giáo dân đã trả lời linh mục, “Thưa cha. Vậy thì Cha nghĩ, 8 tỷ một năm gửi về Việt Nam không phải là tiền từ thiện hay sao? Có điều chúng ta chỉ lo cho quê hương, họ hàng, còn ở đây chúng ta chỉ là người khách trọ.”

Bài viết sau đó đã than thở về sự bạc bẽo của cộng đồng người Việt với quốc gia đã cưu mang mình. Ngoài những nghĩa vụ luật định mà chúng ta làm đủ, “hình như chúng ta vẫn sống trên đất Mỹ không gì khác hơn là một du khách, hay là một người tình 'vẫn đi bên cạnh cuộc đời' không hề lưu tâm để ý gì đến những chuyện chung quanh.”

Nhưng theo tác giả chúng ta không phải là cộng đồng duy nhất. Một số người Hồi giáo đã “trả ơn” nước Mỹ bằng cách quyên góp tiền gửi về ủng hộ cho al-Qaeda, kẻ thù của đất nước đã cho mình dung thân. Nhiều di dân từ Hoa Lục hay ngay cả Đài Loan đã trở thành gián điệp cung cấp cho quốc gia mình những bí mật quốc phòng hay kinh tế của Hoa Kỳ. Thật là một thứ nuôi ong tay áo.

Những người này cũng như người Việt chúng ta, khi nhập quốc tịch, đã tuyên thệ trung thành với Hoa Kỳ, nhưng vẫn xem việc nước Mỹ như việc hàng xóm, không muốn can thiệp hay đóng góp, thậm chí cũng không muốn đi bầu nữa.

Ấy vậy mà nếu khi không may, nếu bị nạn, Hoa Kỳ đã không bỏ rơi công dân của mình. Hai cô phóng viên người Mỹ gốc Hoa và người Mỹ gốc Hàn bị Bắc Hàn bắt đã được đích thân cựu Tổng Thống Bill Clinton đến đón về, trong khi chính phủ Mỹ đã gửi một viên chức tình báo cao cấp đến để đón ba công dân Mỹ mới đây, trong đó có một người gốc Hàn. Những người Mỹ gốc Việt cũng vậy. Khi Tiến Sĩ Nguyễn Quốc Quân bị chính quyền Hà Nội bắt, chính phủ Hoa Kỳ đã tận tình can thiệp giúp giải cứu ông không phải một mà hai lần.

Bài viết rất chân tình của tác giả vô danh mà người bạn tôi gửi cho chỉ nói đến người Mỹ gốc Việt, nhưng điều tác giả viết áp dụng cho tất cả những người gốc Việt đang sống trên khắp thế giới.

Một người Việt nào đó đã phát minh ra chữ “tạm dung” thật chí lý. Nhưng tạm dung là giai đoạn đầu khi chúng ta mới đến nơi đó, chứ khi đã thành công dân, chúng ta cần phải thay đổi thái độ.

Điều mà hầu hết chúng ta quên là bây giờ chúng ta trước hết là công dân Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Úc hay bất cứ một nơi nào đã dung túng chúng ta rồi sau đó mới là người Việt Nam. Quê hương thứ hai của chúng ta đã trở thành nhà. Nó không những là nơi dung túng chúng ta mà nay là nơi quyền lợi của chúng ta gắn liền. Nếu một mai không may quê hương đó bị tấn công thì không những quyền lợi của chúng ta bị lâm nguy mà ngay cả tính mạng, sự sống của chúng ta cũng sẽ khó còn.

Ấy là chưa kể chuyện nếu lỡ có vấn đề “xung đột về lòng trung thành” thì sao? Giữa quê hương thứ nhất và quê hương thứ hai chúng ta chọn nơi nào?

Những người Việt ra đi sau năm 1975 có ít lý do để trung thành với chế độ hiện nay, nhưng sự trung thành không phải chỉ thu hẹp vào chế độ.

Hôm nọ tôi gặp một người bạn vốn là dân Anh gốc Đức. Bà bạn tôi kể lại là mới về Đức thăm gia đình, vốn tất cả đều còn sống ở Đức.

Bà nửa đùa nửa thật bảo tôi, “Bạn có biết không, bỗng dưng về Đức tôi trở thành một kẻ tìm cách biện minh cho ông David Cameron. Ai cũng hỏi tôi tại sao Anh Quốc đòi rút ra khỏi Liên Hiệp Âu Châu? Ai cũng hỏi tôi tại sao Anh Quốc không muốn đóng góp phần tiền của mình cho Liên Hiệp?” Điều mỉa mai là bà bạn tôi là một đảng viên trung thành của Đảng Lao Động, một đại diện của nghiệp đoàn tại đài BBC, và là một người ghét cay ghét đắng Đảng Bảo Thủ của ông Cameron. Nhưng, như bà nói, “Ông ta là thủ tướng của nước tôi và tôi đã chọn làm người Anh thì phải bảo vệ lập trường của ổng, dầu cho không đồng ý với những lập luận của ông ta.”


Điều bà nói đã làm tôi thêm suy nghĩ. Ở một khía cạnh nào đó, cũng như bà, tôi đã chọn làm dân Anh, làm thần dân của Nữ Hoàng Elizabeth II. Khi theo dõi các cuộc thi đấu ở Thế Vận Hội, tôi đã hết sức xúc động khi lá cờ Union Jack được kéo lên và bài quốc ca “God Save the Queen” trỗi lên bởi chiến thắng của một người Anh cũng là chiến thắng của tôi. Mỗi năm vào tháng 11 này khi những cựu chiến binh Anh bắt đầu xuống đường bán những bông hoa poppies làm bằng giấy để giúp vào quỹ cho các cựu chiến binh, tôi đã cảm thấy cần phải mua vài bông để chứng tỏ biết ơn sự hy sinh của những quân nhân đó. Và càng sống ở Anh lâu tôi ngày càng cảm thấy cái chất “ăng-lê” nó thấm vào mình. Tôi cũng bất mãn khi người ta không có tinh thần “fair play.” Tôi gật gù khi người Anh lắc đầu bảo “It's just not cricket.” Đây là một thành ngữ có nghĩa là “Chơi như vậy là chơi xấu, không đúng luật chơi.” 
Điều đó không có nghĩa là tôi không cảm thấy xúc động khi thấy Việt Nam bị Trung Cộng xâm lấn. Nó cũng không có nghĩa là tôi không tự hào về nguồn gốc Việt Nam của tôi. Nhưng ngoài là người Việt Nam, tôi nay cũng là một người Anh.

Và điều đó có nghĩa là chia sẻ cái hưng suy của đất nước này như là một người dân nước đó chứ không phải chỉ là một khách ghé thăm.

Điều đó cũng có nghĩa là xin cảm ơn đất nước đã dung thân tôi.
Lê Phan
-
​2-​
 Lời tạ ơn trong ngày lễ Thanksgiving


Hàng năm vào ngày Thứ Năm tuần cuối cùng của Tháng Mười Một, Hoa Kỳ có một ngày lễ rất ý nghĩa và tôi lấy làm thích thú nhất trong tất cả những ngày lễ nghỉ ở đất nước Hiệp Chủng Quốc này. Ðó là ngày lễ Thanksgiving, ngày Lễ Tạ Ơn.
Lễ Tạ Ơn lần đầu tiên xảy ra tại Hoa Kỳ vào năm 1621 sau khi những người Pilgrims từ nước Anh tìm ra và đặt chân xuống đây để chọn vùng đất sống. Vùng đất dồi dào và màu mỡ, để từ đó con cháu họ và những thế hệ nối tiếp đã lập lên một quốc gia Hoa Kỳ lớn mạnh và giàu có nhất thế giới.



A Thanksgiving Feas. (Tranh minh họa: Julia Ðỗ)
Số người tham dự ngày Lễ Tạ Ơn lần đầu tiên ấy chỉ vỏn vẹn có 140 người, trong đó 90 là người Wampanoag (người da đỏ) và 50 là người Pilgrims. Một số người Pilgrims đã bỏ xác giữa đường trong cuộc hành trình tìm đến đây và cũng đã bị chết rất nhiều khi chưa thích nghi với khí hậu, nhất là những bệnh tật với mùa đông băng giá... 140 người đầu tiên đó, họ đã dành đúng 3 ngày để tế Lễ Tạ Ơn sau khi vụ mùa đầu tiên được thu hoạch.
Ba ngày đó, họ làm gì và tạ ơn ai?
Vâng, điều đầu tiên là họ tạ ơn Trời, tạ ơn Thượng Ðế đã cho họ được sống sót trên chuyến đường ngàn dặm và đã cho họ gặp may mắn tìm ra được vùng đất màu mỡ, vùng đất có sữa và mật. Họ tạ ơn Thượng Ðế đã chúc phúc cho họ có được một vụ mùa gặt đầu tiên bội thu. Họ cũng không quên tạ ơn những người da đỏ đã giúp họ biết canh tác, trồng trọt và hướng dẫn họ cách chăn nuôi trong những ngày tháng chân ướt chân ráo.
Và hôm nay đây sau gần 400 năm, người dân Hoa Kỳ đã tái diễn lại ngày lễ Tạ Ơn đó mỗi năm như là một sự nhắc nhở con cháu họ phải biết đến ơn Trời, nhớ ơn người và luôn ghi khắc trong lòng “ăn quả nhớ kẻ trồng cây, uống nước nhớ nguồn.”

Qua câu chuyện The First Thanksgiving (Lễ Tạ Ơn Ðầu Tiên) và những người Pilgrims, tôi liên tưởng ngay đến người Việt Nam tỵ nạn trên vùng đất Hoa Kỳ này hoặc một quốc gia nào khác.

Quả thật, chúng ta cũng chẳng khác gì với cuộc hành trình của người Pilgrims khi bỏ nước ra đi tìm tự do và đất sống. Con đường và những chuyến vượt biên, vượt đại dương của bạn và tôi trên những chiếc thuyền nan mong manh, đã gặp bao nhiều điều gian khổ và nguy hiểm. Sự gian khổ và nguy hiểm ấy có thể đến mức 99% của sự chết bởi biển cả, bởi sóng gió và bão táp, bởi đói khát và hải tặc để chấp nhận đánh đổi còn lại mong manh 1% của sự sống.
Biết bao nhiêu khó khăn trong những ngày đầu tiên ở các trại tỵ nạn, bao nhiêu sự xa lạ và khác biệt giữa đời sống: Bất đồng ngôn ngữ, tập quán, văn hóa v.v... trong những ngày tháng đầu tiên định cư tại Hoa Kỳ và những quốc gia khác. Thế rồi ngày hôm nay, khi ngoảnh mặt lại, bạn và tôi đã nhớ và khám phá ra rằng chúng ta đã mang ơn biết bao người, biết bao điều trong cuộc sống mà thường thì con người hay quên hay cố quên những người đã làm ơn làm phước trong cuộc đời của chúng ta. Nhất là sau khi bạn và tôi đã công thành danh toại, đã trở nên giàu có và đầy đủ trên vùng đất Hoa Kỳ này.
Ðể rõ và chắc chắn hơn sự vô ý hay quên không nhớ đến những người mà ta đã mang ơn; xin hãy vào nhà thờ hay chùa chiền, chúng ta sẽ thấy và nghe được toàn là những lời cầu xin rôm rả của giáo dân, của thiện nam tín nữ mà quên đi lời tạ ơn. Hãy xem tờ thông tin hay tờ mục vụ ở những nơi này, chằng chịt những người xin lễ, xin ơn, xin cho, xin được, xin thêm, xin điều này điều kia, mà không thấy một lời, một lễ để tạ ơn, nếu có thì cũng rất giới hạn. Và mặc dù sự tạ ơn của chúng ta cũng chẳng có thêm lợi ích gì cho Thượng Ðế. Thế nhưng, Ngài muốn lòng con người phải nhớ và biết ơn để sinh thêm hoa trái, mang lợi ích cho mình, cho người khác và có thể nhìn thấy sự liên đới tốt đẹp trong đời sống chung quanh của con người.
Hôm nay trong ngày Lễ Tạ Ơn với bầu trời ảm đạm của mùa Thu tại vùng thủ đô Washington. D.C, bầu trời có sương khói lam chiều như bên quê nhà. Ngoài kia, những chiếc lá đang dần úa vàng, những cơn gió nhẹ nhàng mơn man như vuốt ve hàng cây, rồi những chiếc lá vàng rơi rụng về với cội nguồn, về với lòng đất. Ðời con người đâu khác chi những chiếc lá; xanh tươi rồi úa tàn. Lá sẽ mục nát trong lòng đất và biến thành chất hữu cơ cho cây được bén rễ, để ươm chồi cho những mầm mống nối tiếp của ngày mai.
Việc đầu tiên và trên hết, bạn và tôi hãy dâng lời cảm tạ lên Thượng Ðế vì điều kỳ diệu và tuyệt vời nhất Ngài đã tạo dựng cho chúng ta hình hài làm người mà không phải hình hài một con khỉ hay con đười ươi hoặc một con vật nào khác. (Loài người phát sinh từ loài khỉ theo “Thuyết Duy Vật Biện Chứng.”)
Tạ ơn Ngài đã thổi trong hình hài ta một sự sống và sự sinh tồn, một lý trí để xét suy, một trí tuệ biết nhận định đúng, sai, biết sự thiện, sự ác và biết nhận diện để tìm đến con đường Thượng Trí, tìm đến ánh sáng của Chân-Thiện-Mỹ. Ngài còn tạo và đặt để trong ta một trái tim. Trái tim không chỉ có bổn phận bơm máu nuôi cơ thể mà còn để ban phát tình yêu thương và sự rung cảm trong đời sống. Nhờ có trái tim mà lý trí và bản năng của con người được kìm chế, được xoa dịu, nhất là khi đối diện và gặp phải những lúc cường độ xung đột và khác biệt trong nhịp sống nơi bản chất của con người. (Theo khoa học, những bộ phận đầu tiên để hình thành một bào thai, là một giọt máu biết đập. Ðó chính là quả tim.)
Vâng, nếu trong đời sống của chúng ta chỉ biết liên quan, đối diện hoặc giao hảo dựa trên lý trí và bản năng, thì có lẽ chúng ta đã và sẽ chém giết nhau từng ngày một. Vì đời nào lý trí và bản năng của tôi chịu thua lý của bạn. Huống gì sự tranh chấp, sự bất đồng, sự khác biệt nhan nhản xảy ra trong đời sống hằng ngày mà có thể dẫn đến sự xung đột, sự nổi loạn rồi sẽ hơn, thua... Ngài biết rõ bản chất của con người, nên đã gắn cho mỗi con người có một trái tim để một cách nào đó kìm chế lý trí, kìm chế bản năng là thế.
Khi nói đến quả tim là đề cập đến sự sống, là nói đến sự yêu thương, hạnh phúc, bình an và hòa bình... Nếu mọi quốc gia, mọi dân tộc, mọi gia đình, mọi con người luôn để con tim trước lý trí để “xử lý” với nhau trong bất cứ mọi tình huống, mọi hoàn cảnh thì có lẽ thế giới này sẽ thôi chiến tranh, con người sẽ gần lại với nhau, sẽ nâng đỡ và thương yêu nhau, gia đình sẽ hạnh phúc, xã hội sẽ giang rộng cánh tay chào đón tất cả mọi thành phần mà không phân biệt màu da, chủng tộc, mũi tẹt hay da màu...
Xin hãy để con tim đứng trước để xử lý và bàn thảo trong mọi lĩnh vực, luật lệ, mọi quyết định, mọi việc, mọi sinh hoạt trong đời sống... Hẳn, Thượng Ðế đã có lý do tạo ra quả tim (giọt máu biết đập) đầu tiên để hình thành con người trong bào thai trước cả cái đầu, cái miệng và đôi tay... Vậy, tại sao không để trái tim của chúng ta xử lý trước tiên trong mọi điều, mọi việc nơi đời sống hằng ngày, trong xã hội nhiễu nhương và bất công, nơi thế giới đầy dẫy những tranh chấp và hận thù.
Xin hãy cúi đầu để tạ ơn sự tuyệt diệu của Ngài khi tạo dựng nên loài người và tạo dựng nên vũ trụ bao la. Ôi Ðấng Quyền Năng vô song và tuyệt hảo!
Có lẽ bạn và tôi không cùng một tôn giáo và một niềm tin, nhưng chúng ta không thể phủ nhận sự hiện diện của Thượng Ðế đã tạo dựng nên vũ trụ, sông biển, núi đồi, cỏ hoa, nắng mưa và cầm thú... với mục đích là chỉ vì yêu thương con người, rồi cho con người được ân hưởng và làm chủ tất cả các vạn vật đó. Ngài còn sắp xếp mọi vật thể trong vũ trụ, chuyển mình theo tuần tự trong bàn tay vạn năng và an bài của Ngài.
Bạn cứ tưởng tượng xem, nếu ta sống không có ánh sáng trong 24 tiếng đồng hồ hoặc một tháng thì sẽ bất tiện đến thế nào. Hoặc những vì sao va chạm, rơi rớt, vũ trụ, trời đất, tinh tú hỗn loạn thì đời sống con người sẽ ra sao. Vậy, tất cả và thậm chí ngay cả ngày và đêm cũng nằm trong chương trình sáng tạo và xếp đặt để cho con người có được năng lượng ánh sáng của mặt trời và được nhận ra thời gian, năm tháng, ngày và đêm để nghỉ ngơi hay làm việc.
Sau khi tạ ơn Trời, bạn và tôi chắc chắn nghĩ ngay đến gia đình. Ngày Lễ Tạ Ơn cũng là ngày quy tụ mọi thành viên trong gia đình. Tất cả con cái từ phương xa trở về với tổ ấm, về với gia đinh để tạ ơn đấng sinh thành.
 
Thượng Ðế đã khôn ngoan hình thành xã hội đầu tiên cho loài người, đó là người chồng, người vợ và từ đó họ sinh ra con cái. Chung quy lại đó chính là gia đình. Nơi gia đình ta tìm được chỗ nương tựa và yêu thương, được an ủi và vỗ về, được chia sẻ ngọt bùi hay đắng cay, hạnh phúc hay khổ đau...

Cao điểm nhất trong Ngày Lễ Tạ Ơn này đối với các gia đình, đó là sự gần gũi và nhất là trong bữa cơm tối. Tất cả ông bà, cha mẹ, con cái và cháu chắt quây quần bên bàn ăn rồi dâng lên lời tạ ơn Thượng Ðế đã ban cho biết bao ân huệ trong năm qua. Tạ ơn đấng sinh thành đã dưỡng dục nuôi nấng ta đến ngày khôn lớn.
Còn gì hạnh phúc và ý nghĩa cho bằng khi có được đầy đủ mọi người trong gia đình bên bàn ăn trong ngày Lễ Tạ Ơn, mặc dù những món ăn không phải cao lương mỹ vị mà chỉ là những món ăn đơn giản như khoai lang, đậu, ngô, bí... đã được chế biến, nhất là món turkey (Gà Tây) thì không thế thiếu được. Những món ăn này bắt nguồn từ ngày Lễ Tạ Ơn đầu tiên của người Pilgrims và nay đã trở thành món ăn truyền thống không thể thiếu trong ngày Lễ Tạ Ơn hằng năm.
Chúng ta còn tạ ơn ai nữa không?
Vâng, còn nhiều lắm, bạn ạ! Này nhé: Vào những năm đầu sau năm 1975, có biết bao người Việt Nam bỏ nước ra đi, những ngày tháng lênh đênh và ngoi ngóp trên biển cả, lạc lõng trong rừng sâu. Nếu như không có những chiếc tàu và lòng thương xót của người ngoại quốc cứu vớt, thì xác thân bạn và tôi đã làm mồi cho cá rồi. Vì thế, chúng ta không thể không biết ơn đến những người đã ra tay nghĩa hiệp cứu vớt những thuyền nhân lênh đênh trên biển, các trại tỵ nạn, những trại định cư, trại tiếp tế, trại chuyển tiếp như Thái Lan, Mã Lai, Hồng Kông, Phi Luật Tân... Nhờ những trại đó để cho chúng ta có cuộc sống ngắn hạn và tạm thời sau bao ngày tháng lênh đênh trên biển cả và lạc lối trong rừng sâu trước khi lên đường định cư ở một quốc gia khác.
Ơn cao cả và lòng nghĩa hiệp đó là từ tấm lòng nhân đạo của các thuyền trưởng, của Liên Hợp Quốc, Hội ICM, các hội từ thiện, Hội USCC, các cơ quan bảo lãnh và từ thiện của Catholic, v.v...
Làm sao bạn và tôi có thể quay mặt hoặc có thể quên bẵng đi được với những ân nhân người Mỹ đã bảo lãnh, ra tận phi trường đón và đưa chúng ta về, cho ở trong nhà rồi đối xử, giúp đỡ và ân cần như một thành viên trong gia đình của họ.
Tạ ơn đến những người lính canh gác nơi tiền đồn, những chiến sĩ đã hy sinh nằm xuống để gìn giữ quê hương, những người cảnh sát, những cơ quan bảo vệ hòa bình, chặn đứng và dẹp tan quân khủng bố và những thành phần bất hảo trong xã hội để cho gia đinh bạn và tôi, cho tất cả mọi người có cuộc sống thanh bình.
Liên quan trong đời sống hằng ngày, chúng ta biết ơn đến những vị chức sắc nơi các tôn giáo: Các giám mục, linh mục, mục sư, các vị đại đức, thượng tọa, các vị tu sĩ nam nữ của các tôn giáo có bổn phận hướng dẫn đường tâm linh, chỉ cho chúng ta nhận ra ánh sáng của sự cứu rỗi trong cuộc đời đau khổ hôm nay.
Thiên Chúa thương con người và đã ban Ðức Giêsu Kitô xuống thế gian chịu chết vì tội lỗi chúng ta rồi cho chúng ta được ơn cứu độ của Ngài, để kết nối giữa trời và đất và không còn khoảng cách giữa Thiên Chúa và con người. Cũng thế, Phật Thích Ca đã chua xót khi thấy chúng sanh quá đau khổ, xã hội nhiễu nhương để rũ áo hoàng tử và từ bỏ đời sống vua chúa, quyền quý, cao sang, thốt nên lời bi ai trước khi lên đường tầm đạo cứu chúng sanh: “Ðời Là Bể Khổ!”
Vâng, đời là khổ thật nên ta phải cần đến các vị ấy để được hướng dẫn và giúp ta định hướng tìm được sự sống nơi vĩnh hằng, gặp được bến bờ của bình an trong cuộc đời trầm kha này.
Ôi, các vị này chính là “Cái đẹp cứu rỗi thế giới.”
Chúng ta luôn ghi ơn đến những người thầy, người cô đã khai thông sự ngu dốt của ta, dạy ta biết nhận thức và mở trí ta để thông suốt những sự kiện, mở mang kiến thức để ta phát triển tài năng, hướng dẫn ta biết luân thường đạo lý, biết Nhân Lễ Nghĩa Trí Tín, biết Tam Tòng Tứ Ðức, biết lễ phép, tiên học lễ, hậu học văn... để ngày hôm nay ta dùng kiến thức và sự hiểu biết đó mà sống còn và phát triển mọi mặt trong đời sống, để đối diện và giao hảo tốt đẹp, hài hòa với mọi người trong xã hội, bạn bè và gia đình.
Xin cám ơn những vị y sĩ, bác sĩ, y tá đã tận tình chữa trị những lúc ta trái gió trở trời, những lúc ta gặp bệnh hoạn, những lúc bị dồi máu cơ tim, bị đột quỵ, bị ung thư, và những cơn bệnh nguy kịch khác... Ai là người ra tay để cứu chữa cho bạn và tôi đây?
Nhưng xin bạn và tôi cũng đừng vội quên những người và công việc của họ xem rất tầm thường, nhưng ảnh hưởng rất lớn trong đời sống của chúng ta. Từ bác đưa thư, người tài xế, thậm chí người đổ rác nhà bạn nữa. Hãy nghĩ xem, chỉ cần 2 tuần thôi những bao rác nơi nhà bạn không được lấy và dọn đi, bạn có sống được với mùi hôi thối nồng nặc nơi đống rác ấy không, mặc dù tôi biết bạn đã đè nén và nín... thở trong mấy ngày qua.
Và xin tạ ơn biết bao người liên quan trong đời sống hằng ngày của chúng ta.
Riêng tôi, sẽ không quên cám ơn đến người bạn đời đã cùng với tôi gầy dựng mái ấm gia đình, đã chia sẻ với tôi trong những lúc gian nan, hoạn nạn. Luôn bên cạnh tôi trên những đoạn đường thăng trầm của cuộc sống. Ðã vỗ về, an ủi, đã chia sẻ ngọt bùi, dù niềm vui hay nước mắt, dù khổ đau hay sướng vui... Người bạn đời này sẽ còn lại trong những ngày tháng cuối đời của tôi, sẽ gần gũi và đỡ nâng tôi khi già yếu, bệnh tật, sẽ dìu tôi đến nhà vệ sinh, sẽ nhắc nhở và đưa thuốc cho tôi uống, phủ chăn ấm cho tôi khi đêm về, sẽ thao thức và ân cần với tôi mặc dù lúc đó tôi đã mất trí nhớ vì bệnh Alzheimer của tuổi già... Và, sẽ đau xót, tiếc nuối, khóc thương, rồi hương khói cho tôi khi tôi ra đi về bên kia thế giới.
Ôi cuộc đời dễ thương và đẹp biết bao khi chúng ta có nhau và biết ơn nhau!
Xin cúi đầu muôn đời tạ ơn. Tạ ơn Trời, tạ ơn tất cả mọi người đã làm ơn làm phúc trong của đời của bạn và của tôi.
Và sau cùng, kính chúc bạn có một ngày Lễ Tạ Ơn thật êm đềm và ý nghĩa bên những người thân và gia đình.
Happy Thanksgiving!

Văn Duy Tùng








 

Chẳng còn bao lâu nữa toàn dân Hoa Kỳ sẽ cùng nhau hân hoan dự lễ Tạ Ơn (Thanksgiving) một ngày lễ quan trọng và có ý nghĩa nhất trong năm, ngày chia sẻ của ngon vật lạ cho mọi người, tạ ơn trời đất. Nhiều trường học đã đóng cửa cho học trò nghỉ cả một tuần Thanksgiving, kỷ niệm một thời xa xưa những người Thanh giáo đồ (Puritans) đến xứ này, đến ngày mùa, đã mời cư dân địa phương, người Da Đỏ, đến ăn uống chúc phúc, cám ơn Thượng Đế

 Tuy nhiên có một số người Hoa Kỳ không nghĩ là câu chuyện xẩy ra đã lại giản dị và hoàn toàn tốt đẹp như vậy. Họ là hậu duệ của những người Da Đỏ. Câu chuyện đã xẩy ra thế nào? Xin mời xem:




3-
Happy Thanksgiving


 



Thanksgiving-Wishes-Quotes-Sayings-For-Cards-E-Cards Happy Thanksgiving Wishes Quotes Sayings For Cards & E-Cards


15 Best Moments Of Thanksgiving
15 Best Moments Of Thanksgiving
15 Best Moments Of Thanksgiving
15 Best Moments Of Thanksgiving
15 Best Moments Of Thanksgiving
15 Best Moments Of Thanksgiving
15 Best Moments Of Thanksgiving
15 Best Moments Of Thanksgiving
15 Best Moments Of Thanksgiving
15 Best Moments Of Thanksgiving
15 Best Moments Of Thanksgiving
15 Best Moments Of Thanksgiving


 


Thanksgiving là một ngày lễ tổ chức tại khu vực Bắc Mỹ, thường được coi là dịp để bày tỏ lòng biết ơn. Nguồn gốc của Lễ Tạ ơn là để cảm ơn Chúa đã ban cho vụ mùa bội thu. Tại Mỹ, ngày lễ này được tổ chức vào thứ 5 của tuần thứ tư tháng 11. Tại Canada, dịp này được tổ chức vào ngày thứ 2 tuần thứ hai của tháng, còn gọi là Ngày Columbus. 

NGÀY LỄ TẠ ƠN Ở HOA KỲ 

Tỏ lòng biết ơn là một hành vi đạo đức cao quý của con người có văn hóa tốt. “Thank You” là câu nói phải có của những người lịch sự. Từ thuở xa xưa chưa có lịch sử, loài người đã cử hành các cuộc tế, lễ để tỏ lòng biết ơn về những gì mà Trời đất ban cho con người. Phong tục này có trên khắp hoàn cầu và bộ tộc lâu đời nào cũng cử hành ít nhất là một lần trong năm với những tiệc thịnh soạn để ăn mừng mùa màng đã thu hoạch tốt. 

Sử chép rằng giống nòi Việt vốn dòng dõi Vua Thần Nông (vị vua giúp dân phát triển việc trồng lúa để giải quyết vấn đề thực phẩm cho dân chúng mà dân số càng ngày càng tăng theo cấp số nhân) hàng năm tổ chức nhiều ngày hội hè ăn mừng được mùa. đặc biệt là ngày Tết Nguyên đán, nhà vua cử hành lễ Tế Trời đất và dân gian nấu bánh chưng và bành dày làm lễ Cúng Trời đất. 

Những bộ lạc da đỏ ở Châu Mỹ cũng có truyền thống tạ ơn đấng Tạo Hóa về tất cả những gì họ có. Hàng năm họ tổ chức ăn mừng 4 lần hoặc 6 lần với thịt hươu chứ không phải là gà lôi (turkey). 

Ở Âu Châu, truyền thống tạ ơn Chúa về những thu hoạch mùa màng đã được thực hiện rất phổ biến tại nhiều nơi với những tiệc tùng, khiêu vũ, và đốt pháo bông vào Mùa Thu từ Những Thời Trung Cổ. 

Ở Anh Quốc, Ngày Lễ Tạ Ơn xưa kia có tên là Harvest Festival (Hội Mừng được Mùa) được các nhà thờ cử hành trên khắp nước vào ngày Chúa Nhật để đánh dấu mùa gặt hái tại địa phương chấm dứt. Tập tục này lan qua Mỹ Châu bởi những di dân đầu tiên và tới năm 1863, Harvest Festival được đổi tên là Thanksgiving hay Thanksgiving Day được tổ chức vào thời điểm công việc mùa màng đã xong. 

Hiện nay, ở Canada, Lễ Tạ Ơn được tổ chức vào Thứ Hai của tuần lễ thứ nhì trong Tháng Mười. Ở Mỹ, Thanksgiving được chính thức cử hành trên toàn quốc vào Thứ Năm của tuần thứ tư trong Tháng Mười Một. 

Thanksgiving Day còn có tên là Turkey Day và được Tổng Thống Roosevelt ký thành luật vào ngày 26 tháng Mười Một năm 1941. 


Nguồn Gốc Khác Nhau về Lễ Tạ Ơn ở Hoa Kỳ 

Trước đây, dân chúng Hoa Kỳ mỗi tiểu bang đều có một ngày cử hành Lễ Tạ Ơn Trời và cũng để nhớ ơn những thổ dân đã chỉ cách trồng trọt cho những người di dân tới Mỹ Châu. 

Ngày nay, hàng năm cứ đến Thứ Năm của tuần lễ thứ tư trong tháng Mười Một, dân chúng Hoa Kỳ lại cử hành Thanksgiving Day hay Thanksgiving. đó là Ngày Lễ Tạ Ơn vào dịp mùa màng chấm dứt tại Hoa Kỳ. 

Có nhiều nhân vật thời di dân ghi chép lại những ngày lễ tạ ơn ở Mỹ Châu. Trải qua thời gian dài xây dựng Hợp Chủng Quốc, các vị tổng thống đã ấn định những ngày Lễ Tạ Ơn vào những ngày khác nhau và thường với mục đích là để hàn gắn vết thương của Cuộc Nội Chiến. Mãi đến năm 1941, Ngày Lễ Tạ Ơn mới được áp dụng chung trên toàn quốc Hoa Kỳ. 

Nhóm Hành Hương Tị Nạn Tôn Giáo: The Pilgrims 

Vào thời gian đầu mới tới Mỹ Châu, Nhóm Hành Hương (The Pilgrims) dành riêng một ngày để ăn mừng sau mùa gặt hái vào năm 1621 tại Plymouth Plantation, Massachusetts. 

Sự tích là vào ngày 6 tháng Chín năm 1620, từ thị trấn Plymouth, Anh Quốc, 44 người ly khai Giáo Hội Anh Cát Lợi dẫn một nhóm 66 người di tản sang Tân Thế Giới Mỹ Châu) trên con tầu tên là The Mayflower. Bốn mươi bốn người ly khai tự mệnh danh là “Thánh” (Saints), còn những người khác thì họ gọi là “Người Lạ” (Strangers). Cuộc hành trình vất vả, có nhiều bất đồng, và kéo dài tới 65 ngày. Khi trông thấy đất liền vào ngày 10 tháng Mười Một thì đã có một người chết. Lúc sắp sửa cặp bến, họ ký kết với nhau một bản hợp đồng gọi là Mayflower Compact bảo đảm sự bình đẳng và thống nhất hai nhóm. Họ kết hợp lại và tự mệnh danh là The Pilgrims. 

Họ dự tính định cư tại Virginia, nhưng sau đó, vì bão tố, họ phải đổ bộ lên một nơi nay gọi là Plymouth, Massachusetts và định cư ở đó. Mùa đông năm ấy, nhờ sự giúp đỡ của thổ dân Wampanoag cho thức ăn và chỉ dẫn cách trồng trọt và săn bắt nên đoàn người mới sống sót. 

Năm sau, vào Mùa Thu, 1621, mùa màng thu hoạch tốt, Thống đốc William Bradford tuyên bố một ngày tạ ơn. Khoảng 50 di dân tổ chức Harvest Festival (Hội Mùa Gặt) đầu tiên kéo dài ba ngày và họ mời khoảng 90 thổ dân Wampanoag tới cùng chung vui và bày tỏ lòng biết ơn. 

Ngày Thanksgving đầu tiên: 


Tranh của Jean Louis Gerome Ferris (1863-1930) 

Thống đốc William Bradford ghi lại ngày ăn mừng này trong tập Of Plymouth Plantation và dưới đây là vài hàng trích dẫn: 

Bấy giờ mọi người bắt đầu thu hoạch số hoa màu nhỏ đem chất chứa trong nhà hay kho để dành cho mùa đông. Tất cả mọi người đều đã phục hồi sức khỏe và mọi thứ đã có đủ. Một vài người đi xa; số ở lại thì đi câu cá và chia phần cho mọi nhà. Suốt mùa hè đó, họ không có thiếu thốn gì. Và bây giờ thì họ kiếm thêm chim chóc chứa vào kho vì mùa đông sắp tới và nơi này thì chim chóc có rất nhiều. Ngoài chim chóc, còn có rất nhiều gà rừng và nai v.v. Hơn nữa, họ lại có một số lượng thực phẩm thu hoạch như là bắp (Indian corn). 

Edward Winslow viết Mourt’s Relation và vài hàng trích dẫn sau: 

Mùa màng của chúng tôi đang được thu hoạch, vị thống đốc của chúng tôi phái bốn người đi bắt chim chóc để chúng tôi ăn mừng sau mùa thu hoạch do công lao của chúng tôi. Nhóm bốn người đã bắt được chim chóc thật là nhiều có thể dùng hầu như cả tuần cho mọi người. Vào lúc đó, trong những trò giải trí, chúng tôi thực tập bắn súng và có khoảng 90 thổ dân được mới tới tham dự trong đó có cả Vua Massasoit. Chúng tôi vui chơi ăn uống suốt ba ngày; một nhóm thổ dân ra ngoài săn bắt 5 con hươu (deer) đem về tặng cho thống đốc và các đội trưởng. . . 

Nói tới buổi Lễ Hội được Mùa năm 1621 này, cũng nên nhắc lại chuyện một thổ dân tên là Tisquanto hay còn gọi là Squanto. Có lẽ Squanto là một trong số ít người đầu tiên được tiếp xúc với văn minh Âu Châu. Rồi, sau khi trở về quê hương để làm gạch nối giữa người da trắng và da đỏ, thì anh lại bị đồng bào anh coi là kẻ thù vì không chấp nhận sự hợp tác của anh với người da trắng. Tuy nhiên, anh vẫn kiên trì với thiện chí làm bớt đi những cuộc chém giết giữa người di dân và người da đỏ. 

Khi người Âu Châu mới tìm ra Mỹ Châu, đoàn thám hiểm đã tổ chức bắt cóc một vài trẻ em bản xứ trong đó có Squanto đem về Anh quốc với mục đích để dạy dỗ cho nói tiếng Anh làm thông dịch viên sau này. Squanto được trao cho một giáo sĩ nuôi rồi được theo các tầu buôn trở về Mỹ Châu. 

Trở về Mỹ Châu, Squanto đã tìm cách vượt trốn khỏi vòng tay người da trắng, nhưng rồi bị bắt và bị bán làm nô lệ trôi nổi khắp đó đây kể cả Tây Ban Nha và các bến cảng Châu Phi. định mệnh xui khiến, một ngày nào đó Squanto lại xuất hiện ở quê hương của mình. Khi đoàn người di dân đổ bộ lên Plymouth, Massachusetts và đang sắp bị chết đói thì Squanto xuất hiện cùng với một số thổ dân người Wampanoag. Họ mang theo thức ăn cho người di dân và dạy người di dân cách trồng trọt và săn bắt. Nhờ đó mà đoàn di dân đã sống sót qua mùa đông băng giá năm đó và có thu hoạch tốt vào Mùa Thu năm sau. Chẳng bao lâu sau đó, Squanto bị lây bịnh sốt rét và qua đời. Hiện nay người da trắng và da đỏ vẫn còn nhớ ơn Squanto. 

Những Buổi Tiệc Tạ Ơn Khác Trên Mỹ Châu 

Ngày 23 tháng Năm, 1541, Francisco de Vásquez de Coronado cùng thổ dân Tejas tổ chức Hội Tạ Ơn tại Palo Duro Canyon, Texas để ăn mừng cuộc hành trình của Francisco đi tìm thấy thực phẩm. Trong ý nghĩa tiệc mừng của người Âu Châu tạ ơn Chúa, ngày này cũng được nhiều người cho là đích thực Ngày Lễ đầu Tiên Tạ Ơn Chúa ở Bắc Mỹ. 

Một tiệc mừng kế là tiệc mừng do Pédro Menéndez de Avilés tổ chức tại St. Augustine, Florida, ngày 8 tháng Chín, năm 1565. Tiệc mừng này cũng được cho là Thanksgiving đầu tiên tại Mỹ. 

Một buổi tiệc khác cũng được cho là Lễ Tạ Ơn đầu Tiên ở Mỹ Châu là bữa tiệc của Don Juan de Onate tổ chức ngày 30 tháng Tư năm 1598 tại gần San Elizario, Texas. 

Quốc Hội và Tổng Thống Ấn định Ngày Tạ Ơn 

Đêm Thứ Tư trước ngày Thansgiving là một trong những đêm bận rộn nhất cho các quán ăn và quán nhậu bởi vì đó là đêm đầu tiên của các sinh viên trở về tỉnh nhà trong học kỳ. 

Ngoài tiệc tùng, nhiều thành phố như New York, Philadelphia, Houston, Detroit có tổ chức các trận đấu túc cầu (footblall) và các toán diễn hành thường kết thúc bằng toán diễn hành của các Ông Già Noel cho biết là Lễ Chrismas đã khởi đầu. 

Trong Cuộc Chiến Cách Mạng Mỹ Châu (Cuộc chiến chống Anh Quốc để thành lập ra Hoa Kỳ), theo thường lệ, Quốc Hội hàng năm ấn định một hay nhiều ngày lễ tạ ơn. Riêng tháng 12 năm 1777, George Washington đã tuyên bố một ngày tạ ơn nhằm vinh danh trận đánh thắng Anh Quốc ở Saratoga. 

Vào những năm lên làm Tổng Thống, Goerge Washington ấn định lại những Ngày Lễ Tạ Ơn. 

Tổng Thống John Adams ấn định Thanksgivings vào các năm 1798 và 1799 

Tổng Thống Madison ấn định Thanksgiving vào lúc kết thúc cuộc chiến, 1812. 

Tại bang New York, thanksgiving hàng năm được Thống đốc ấn định kể từ năm 1817. 

Có một số tiểu bang ở miền nam không nhìn nhận những ngày tạ ơn như các tiểu bang khác. Tới năm 1858 mới có 25 bang và 2 lãnh thổ nhìn nhận Ngày Lễ Tạ Ơn. 

Trong Cuộc Nội Chiến, Tổng Thống Abraham Lincoln tuyên bố ngày Thứ Năm cuối cùng trong Tháng 11 năm 1863 là Thanksgiving cho toàn quốc. Từ 1863, hàng năm toàn quốc Hoa Kỳ đều cử hành Lễ tạ Ơn vào ngày Thứ Năm cuối cùng của Tháng Mười Một. Nhưng tới năm 1939 thì T.T. Roosevelt lại tuyên bố rằng Thanskgiving nên là ngày kế ngày Thứ Năm cuối cùng trong tháng 11 hơn là ngày cuối cùng với mục đích giúp cho thời gian mua sắm vào dịp Christmas được kéo dài hơn. đề xuất này không có tính bắt buộc nên chỉ có 23 bang theo khuyến cáo này còn 22 bang khác không theo. Còn các bang khác, như Texas, đã ấn định cả hai tuần lễ là ngày Tạ Ơn. 

Tới năm 1941 thì Quốc Hội HK quyết nghị lấy ngày Thứ Năm của tuần lễ thứ tư trong tháng 11 là ngày Thanksgiving. Ngày 26 tháng 11 năm 1941, T.T. Roosevelt ký ngày Tạ Ơn toàn quốc đó thành luật. 

Tổng Thống Truman nhận một gà lôi biếu tại trước Tòa Bạch Ốc 

Khi Lễ Tạ Ơn chấm dứt thì mùa nghỉ lễ mùa đông truyền thống lại bắt đầu. đó là mùa mua sắm cho Lễ Giáng sinh được khởi sự vào ngày Thứ Sáu đen "Black Friday" ngay sau Ngày Lễ Tạ Ơn. Truyền thống này được thành lập ít nhất là vào những năm 1930. Trong khi ngày nhộn nhịp nhất về mua sắm vẫn là ngày Thứ Sáu sau ngày Thanksgiving thì ngày có số lượng hàng bán ra lớn nhất là ngày Thứ Bẩy hay là ngày 23 Tháng 12. Hầu hết các cửa hàng đều tăng số hàng tồn kho cho mùa nghỉ tháng Mười Hai vào ngay sau Ngày Halloween, thậm chí có khi còn trước cả ngày vui đùa đó. Thứ Sáu sau Lễ Tạ Ơn hay là Black Friday còn được coi như là ngày Không Mua Gì Hết mà những người phản đối không mua sắm gì vì họ cho đó là những thói quen tiêu thụ phí phạm của những nước Số Một trên Thế Giới. 

Dầu sao thì Lễ Tạ Ơn mở ra ở Mỹ Châu vẫn mang đầy ý nghĩa biết ơn Thượng đế và Những Thổ Dân đã cứu giúp những vị Tiền Bối Hành Hương "The Pilgrim Fathers" những người đã đặt nền móng cho Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ. 


Những hoạt động trong ngày Tạ ơn 

Lễ Tạ ơn là một dịp để những người trong gia đình và bạn bè gặp gỡ, cùng chia sẻ niềm vui. Ở Mỹ, đây là một ngày lễ quan trọng của gia đình và mọi người có thể đi từ đông sang tây để gặp gỡ các thành viên trong gia đình. Kỳ nghỉ Tạ ơn thường rơi vào "4 ngày" cuối tuần. Dịp này phần lớn được tổ chức ở phạm vi gia đình, không giống như ngày 4/7 hay lễ Noel, tổ chức rầm rộ với sự tham gia của công chúng. 

Ở Canada, lễ Tạ ơn diễn ra trong 3 ngày cuối tuần và không được coi trọng như ở Mỹ. Vào dịp này, các gia đình Canada khó có thể tụ họp với nhau, thay vì thế họ coi ngày Noel là dịp để thành viên trong gia đình đoàn tụ. Thêm vào đó, lễ Tạ ơn tại Canada lại rơi vào ngày thứ 2, nên người Canada có thể ăn bữa tối Tạ ơn vào bất kỳ ngày nào trong số 3 ngày cuối tuần trước đó. Điều này có nghĩa, họ sẽ ăn tối cùng một nhóm họ hàng trong 1 ngày và một bữa khác với nhóm khác vào ngày hôm sau. 

Bóng hình ngôi sao in dòng chữ của tập đoàn siêu thị Macy's. 
Một hoạt động không thể thiếu vào dịp Tạ ơn là mua sắm. Bắt đầu từ những năm 1930, mùa mua sắm nhân dịp Giáng sinh bắt đầu khi lễ Tạ ơn kết thúc. Tại thành phố New York, cuộc diễu hành nhân ngày Tạ ơn của Tập đoàn Macy's được tổ chức hàng năm tại khu trung tâm Manhattan. Cuộc tuần hành được tổ chức theo các chủ đề đặc biệt nào đó, hoặc mô phỏng các cảnh trong những vở kịch trên sân khấu Broadway kèm theo những chùm bóng lớn vẽ nhiều nhân vật hoạt hình hoặc diễn viên truyền hình nổi tiếng. Diễu hành nhân dịp Tạ ơn cũng diễn ra ở một số thành phố khác như Plymouth, Houston, Philadelphia và Detroit. 
Dù ngày mua sắm lớn thứ hai trong năm tại Mỹ là ngày Thứ Sáu đen tối sau lễ Tạ ơn, hầu hết các cửa hàng đã bắt đầu dự trữ hàng ngày sau lễ Halloween, đôi khi từ trước nữa. 

Một hoạt động chính khác trong dịp lễ Tạ ơn tại Mỹ là đá bóng. Theo truyền thống, hai đội chuyên nghiệp sẽ giao đấu vào ngày Tạ ơn, song đến gần đây, các trận bóng được tổ chức vào ngày trong tuần, không phải vào chủ nhật. 

(Medom tổng hợp từ internet)