Gia đình ông Nguyễn Tiến Tài, ở ấp Sân Bay, xã Tân Phong, huyện Tân Biên (Tây Ninh) đã trồng thành công cây mai quý có hàng ngàn bông nở tới 150 cánh. Theo ông Tài, vào năm 1985, khi phong trào trồng mai kiểng bắt đầu “nở rộ” tại Tây Ninh, ông đã sưu tầm được giống mai đặc biệt, bông có rất nhiều cánh, ghép vào gốc mai rừng.
Sau gần 30 năm trồng và chăm sóc, cây mai phát triển tốt và tạo thành 5 nhánh (như 5 ngón tay) nên gia đình ông Tài đặt tên là Mai Ngũ Phúc.
Cây Mai Ngũ Phúc có đặc điểm ra bông nhiều, có những bông đạt tới 150 cánh, bông mai vàng, không có nhị, không ra trái và độ bền của bông kéo dài từ 14 đến 15 ngày mới rụng hết cánh. Những ngày xuân Nhâm Thìn, nhiều người dân hiếu kỳ ở khắp nơi kéo đến muốn được tận mắt xem cây mai lạ, quý hiếm.
Hoa mai
Loài mai vàng mọc hoang dã trong rừng có từ 5 đến 9 cánh, song đôi khi lên đến 12 – 18 cánh, gọi là “mai núi” (Ochna integerrima (lour.)Merr.). Ở Tây Nguyên và Campuchia, mai núi phân bố khá rộng khắp.
Ngoài ra, còn có loài mai rừng với thân màu nâu, lá to xanh bóng, có răng cưa ở viền lá, hoa vàng mọc thành chùm theo dạng chủy nên được gọi là “mai chủy”. Một loài mai vàng khác mọc ở triền cát, ở những khu rừng ven biển được gọi là “mai động”. Loài mai này có thân suông, tròn, hoa trổ chi chít trên cành. Nếu chúng có hoa với năm cánh nhỏ thì gọi là “mai sẻ“. Mai động hay mai sẻ phân bố rải rác ở các tỉnh miền trung từ Quảng Bình, Quảng Trị trở vào miền nam, cho tới tận Đồng Nai và Tây Ninh….
Ngoài ra, còn có loài mai rừng với thân màu nâu, lá to xanh bóng, có răng cưa ở viền lá, hoa vàng mọc thành chùm theo dạng chủy nên được gọi là “mai chủy”. Một loài mai vàng khác mọc ở triền cát, ở những khu rừng ven biển được gọi là “mai động”. Loài mai này có thân suông, tròn, hoa trổ chi chít trên cành. Nếu chúng có hoa với năm cánh nhỏ thì gọi là “mai sẻ“. Mai động hay mai sẻ phân bố rải rác ở các tỉnh miền trung từ Quảng Bình, Quảng Trị trở vào miền nam, cho tới tận Đồng Nai và Tây Ninh….
Mai Núi
Mai núi: Cũng là một loại mai rừng nhưng có số lượng cánh nhiều hơn từ 12 cho đến 18 cánh, có khi còn hơn thế nữa. Mai này mọc trên những núi đá khô khốc và sống chủ yếu bằng hơi sương, nước mưa và nước ngầm trong lòng đất cộng với khí hậu ẩm thấp của miền núi. Loài mai này thường xuất hiện nhiều tại các vùng núi thuộc Tây Nguyên và nước bạn Campuchia.
Mai chủy: Cũng là một loại mai rừng nhưng thân cây rất to, hoa nhiều, lá rộng, xanh bóng và có hình răng cưa. Loại mai này có hoa mọc thành chùm rất đẹp nên gọi là mai chủy (chủy có nghĩa là chùm, quần thể, quây quần lại, đặc nghẹt).
Mai vàng Yên Tử
Rừng “Đại lão Mai vàng” được phân bố chủ yếu quanh khu vực núi Yên Tử. Theo đánh giá ban đầu của Viện Nghiên cứu Rau quả, mai vàng Yên Tử sống trong nền khí hậu nhiệt độthấp về mùa đông nên đã tạo ra sự khác biệt về mặt hình thái và hương thơm. Mai vàng Yên Tử thường có rễ len lỏi ở các khe đá, sống thành quần thể rừng, ít hoa, có mầu xanh hơn so với hoa mai phía Nam. Ước định tuổi của khu rừng mai này vào khoảng hơn 700 năm, trùng với sự kiện vua Trần Nhân Tông nhường ngôi cho con, để về Yên Tử tu hành (năm 1285-1288). Rất có thể rừng mai vàng Yên Tử là do vua Trần Nhân Tông trồng khi mới tu hành. Vì thế, mai vàng Yên Tử không chỉ đơn thuần mang vẻ đẹp của loài hoa bình thường mà còn có ý nghĩa lịch sử và nhân văn.
Mai Tỷ Muội
Đến vườn mai xuân Sáu Hồng của nghệ nhân Phan Văn Sáu ở làng mai Thanh Liêm vào những ngày Tết vẫn còn rực sáng một vùng vàng đậm của hoa mai. Vườn mai 6.000 cây được anh bán bớt đi mấy trăm gốc trước Tết có mấy chậu hoa mai vàng nghệ đậm nét rất đẹp. Điều đặc biệt là hầu hết mai trên cành rủ nhau cùng nở. Nhìn cành mai đặc những hoa vừa nở nụ hàm tiếu, ai cũng phải trầm trồ thán phục. Hoa nở trước và nở sau cách nhau không nhiều, trông rất giống hoa hồng tỉ muội trên vùng cao nguyên Langbiang Lâm Đồng.
“Mai tỉ muội” là cái tên tạm gọi cho loại hoa mai này, bởi ngay nghệ nhân Phan Văn Sáu cũng chưa biết gọi tên loại hoa này là gì mà chỉ bảo “hoa nó giống hoa tỉ muội”. Từng chùm hoa từ 20 – 30 bông cùng chúm chím hàm tiếu trên một chi mai, mỗi một tay (cách người trồng mai hay gọi chi – nhánh lớn của cây), có nhiều chi nhỏ như thế. Dường nhưchúng rủ nhau cùng nở như chị em ruột thịt ngoài đời biết trò chuyện cùng nhau; hoa nởtrước lớn hơn hoa nở sau với tỉ lệ nhỏ. Mỗi hoa có đến trên 12 cách túm tụm vào nhau hướng về phía trước và rực màu vàng nghệ tươi đậm. Theo nghệ nhân Phan Văn Sáu, anh không biết và không cố tình tạo ra loại mai này, mà đây là một trong những điều kỳ lạ của tự nhiên, theo cách lai tạo tự nhiên.
Mai mơ: còn gọi là Hạnh mai, thông tục gọi là cây mơ. Tên khoa học là Prunes Mume (Armeniaca Mume), xếp vào họ Rosaceae, có khoảng 300 loại. Cây mai mơ cao từ 6 – 9m, lá rộng tròn và dài, đầu nhọn, có răng cưa. Hoa nở vào đầu xuân, sau đó mới nẩy lá, đài hoa đỏ tía hoặc xanh thẫm, hoa thường có 5 cánh với hai sắc: trắng và hồng. Hoa mai mơ sắc trắng còn được gọi là Lục Ngạc Mai. Hoa kết thành quả, quả khi chưa chín có màu xanh, khi quả chín có màu vàng. Trái có vị chua ngọt, mùi thơm phảng phất rất lâu.
Đến vườn mai xuân Sáu Hồng của nghệ nhân Phan Văn Sáu ở làng mai Thanh Liêm vào những ngày Tết vẫn còn rực sáng một vùng vàng đậm của hoa mai. Vườn mai 6.000 cây được anh bán bớt đi mấy trăm gốc trước Tết có mấy chậu hoa mai vàng nghệ đậm nét rất đẹp. Điều đặc biệt là hầu hết mai trên cành rủ nhau cùng nở. Nhìn cành mai đặc những hoa vừa nở nụ hàm tiếu, ai cũng phải trầm trồ thán phục. Hoa nở trước và nở sau cách nhau không nhiều, trông rất giống hoa hồng tỉ muội trên vùng cao nguyên Langbiang Lâm Đồng.
“Mai tỉ muội” là cái tên tạm gọi cho loại hoa mai này, bởi ngay nghệ nhân Phan Văn Sáu cũng chưa biết gọi tên loại hoa này là gì mà chỉ bảo “hoa nó giống hoa tỉ muội”. Từng chùm hoa từ 20 – 30 bông cùng chúm chím hàm tiếu trên một chi mai, mỗi một tay (cách người trồng mai hay gọi chi – nhánh lớn của cây), có nhiều chi nhỏ như thế. Dường nhưchúng rủ nhau cùng nở như chị em ruột thịt ngoài đời biết trò chuyện cùng nhau; hoa nởtrước lớn hơn hoa nở sau với tỉ lệ nhỏ. Mỗi hoa có đến trên 12 cách túm tụm vào nhau hướng về phía trước và rực màu vàng nghệ tươi đậm. Theo nghệ nhân Phan Văn Sáu, anh không biết và không cố tình tạo ra loại mai này, mà đây là một trong những điều kỳ lạ của tự nhiên, theo cách lai tạo tự nhiên.
Mai mơ: còn gọi là Hạnh mai, thông tục gọi là cây mơ. Tên khoa học là Prunes Mume (Armeniaca Mume), xếp vào họ Rosaceae, có khoảng 300 loại. Cây mai mơ cao từ 6 – 9m, lá rộng tròn và dài, đầu nhọn, có răng cưa. Hoa nở vào đầu xuân, sau đó mới nẩy lá, đài hoa đỏ tía hoặc xanh thẫm, hoa thường có 5 cánh với hai sắc: trắng và hồng. Hoa mai mơ sắc trắng còn được gọi là Lục Ngạc Mai. Hoa kết thành quả, quả khi chưa chín có màu xanh, khi quả chín có màu vàng. Trái có vị chua ngọt, mùi thơm phảng phất rất lâu.
Tại miền Nam, vì thuộc khí hậu nhiệt đới và gần đường xích đạo hơn so với miền Bắc, ngày Tết luôn rơi vào lúc thời tiết nóng, nên ta có thể tìm thấy các loại mai như mai Chiếu Thủy, Nhất chi mai, mai Tứ Quý, Bạch mai, Hoàng mai, Nam mai và một loại mới, đó là mai trắng Miến Điện.
Mai chiếu thủy: là cây đa niên, gốc to, cành nhánh nhiều. Cao khoảng 1,5m. Lá dài, nhỏ, mọc thành đôi. Hoa nhỏ 5 cánh, mọc thành chùm nhỏ li ti, màu trắng tuyền, có mùi thơm dịu dàng, dễ chịu. Cuống hoa dưới luôn luôn hướng xuống đất nên được gọi là mai Chiếu Thủy.
Hoa mai đỏ
Hoa mai nét đặc trưng của người Việt Nam trong mỗi dịp tết đến xuân về. Hoa mai vàng thì không lạ gì nữa, mai trắng chưa thấy nhưng cũng đã nghe qua. Ấy vậy mà hôm nay nghe thêm cái loài hoa mai đỏ.
Nhìn qua thì thấy giống hoa đào hơn bởi cái màu đỏ của nó. Nhưng được gọi là hoa mai đỏ, xuất xứ từ Đài Loan.
Hoa mai đỏ
Hoa mai nét đặc trưng của người Việt Nam trong mỗi dịp tết đến xuân về. Hoa mai vàng thì không lạ gì nữa, mai trắng chưa thấy nhưng cũng đã nghe qua. Ấy vậy mà hôm nay nghe thêm cái loài hoa mai đỏ.
Nhìn qua thì thấy giống hoa đào hơn bởi cái màu đỏ của nó. Nhưng được gọi là hoa mai đỏ, xuất xứ từ Đài Loan.
Mai 120 cánh
Nhìn qua, cây mai này trông chẳng khác gì những cây mai bình thường. Nhưng mỗi bông mai có tới 120 đến 130 cánh và có rất nhiều tầng cánh, giống như cúc mâm xôi, nở tròn, to đẹp màu vàng sặc sỡ. Bên cạnh đó, búp của cây mai này tròn trịa chứ không dài nhưnhững búp hoa mai khác.
Ông Tiến cho biết cây mai này ông chọn mua từ một vườn mai dưới miền Tây cách đây 2 tháng với giá 5 triệu đồng.
Theo một người chơi cây cảnh tại Q. Thủ Đức (TP.HCM), hiện mai vàng có rất nhiều loại nên chuyện hoa mai nở nhiều cánh hiện nay không còn gì là lạ. Hoa nhiều cánh có thể do lai tạo hoặc chọn lọc tự nhiên, chọn giống cải tạo dần… Cây hoa mai của ông Tiến là thể là loại mai 120-150 cánh ở Bến Tre.
- Bạch mai: cây cao 15m, hoa có mùi thơm dễ chiu như mai Chiếu Thủy. Hoa bạch mai có dáng như hoa sứ, màu trắng trong tượng trưng cho sự tinh khiết, có từ 6 đến 8 cánh tròn lớn, dày, nhụy vàng, có mùi thơm thoang thoảng hòa lẫn sương đêm, thuộc loại hoa hiếm. Mai trắng rất yếu, khó chăm sóc và nuôi dưỡng. Có nhiều ở vùng núi Bà Đen – Tây Ninh, hay ở Bến Tre, Hà Tiên.
- Hoàng mai: mai vàng, còn được gọi là Lạp mai. Lạp là sáp ong, được ví với màu vàng tươi nhuận của hoa mai. Còn hiểu cách khác thì Lạp nguyệt là tháng chạp, vậy Lạp mai là loài hoa mai chỉ nở một lần trong năm vào cuối tháng chạp (tháng 12 âm lịch). Tại Việt Nam, nơi có nhiều mai vàng nhất là trong những khu rừng thuộc dãy Trường Sơn, thuộc các tỉnh từ Quảng Nam, Đà Nẵng đến Khánh Hòa. Rừng ở các tỉnh cao nguyên cũng có, nhưng ít hơn.
Mai vàng mọc trên rừng còn gọi là “Mai núi“. Mai núi do phải chen tìm đất sống với những cây khác ở địa thế khắc nghiệt trong cuộc sinh tồn nên dáng cây có vẻ đẹp đặc biệt. Hoa lại có nhiều cánh. Có hoa có từ 12 đến 18 cánh.
Mai vàng mọc trên rừng còn gọi là “Mai núi“. Mai núi do phải chen tìm đất sống với những cây khác ở địa thế khắc nghiệt trong cuộc sinh tồn nên dáng cây có vẻ đẹp đặc biệt. Hoa lại có nhiều cánh. Có hoa có từ 12 đến 18 cánh.
Mai Trắng
Nhất chi mai là loài hoa gì? Thật ra, với cái tên như thế cũng khó biện minh được ý nghĩa hàm chứa. Bởi lẽ, hiểu theo ngữ cảnh thì không thể là một cành mai như trong câu “Đình tiền tạc dạ nhất chi mai” được, mà phải hiểu là “mai một cành”. Cách hiểu này cũng dễ đươc chấp nhận trong lĩnh vực phân loại học thực vật, nhưng gợi cho người nghiên cứu là “mai đơn cành”, nhưng trong thực tế thì không phải thế. Loài hoa Nhất chi mai còn có tên gọi là Hồng mai, và theo tôi thì tên gọi này có ý nghĩa thực tế hơn, đó là một tên gọi tượng hình, góp phần vào việc nhận dạng.
Nhất chi mai
|
Hồng mai có tên tiếng Anh là Peregrina hay Spicy Jatropha, tên khoa học là Jatropha integerrima, thuộc họ Thầu dầu – Euphorbiaceae. Đây là loài cây bụi thường xanh, cao trung bình 1-3 m; cành nhánh mềm mại, hơi trườn. Lá đơn nguyên hình xoan thuôn, bầu dục hay xẻ thùy, màu xanh thẫm, thường tập trung đầu cành. Hoa mọc thành cụm hình xim, đơn tính, hoa cái mọc ở trung tâm, chung quanh là khoảng 4- 6 hoa đực với tràng hoa 5 cánh màu hồng phấn hoặc hồng thắm; nhị đỏ mang hai bao phấn vàng tạo thành đường viền đẹp mắt.
Cây Hoa mai Trắng Tên khoa học Prunus mume Sieb ột Zuce cùng họ mận với đào. Nó cũng có tên là chi mai. Chi mai khác mai vàng và mai tứ quý. Mai chiến thủy trồng nhiềuở miền Nam và mọc dại ở rừng từ Quảng Nam đến Khánh Hòa. Cây mai trắng cũng khác với cây mai hồng mai hoàng mai, thanh mai, và các loại mơ ăn quả của Hương Sơn vàvùng núi Hòa Bình… của Chu Mạnh Trinh:
Cây mai trắng nhỏ bé cả từ lá, hoa đến thân so với mơ ăn quả. Chi mai cũng rụng lá vào mùa đông và cho hoa vào dịp tết, xong hoa nở không tập trung như mơ. Hoa lúc mới nởcó màu đỏ hồng, sau chuyên sang trắng, có mùi thơm nhẹ không dễ mấy người nhận thấy được. Cây mai trắng nếu để tự nhiên sẽ mọc thành bụi nhỏ. Nếu sửa uốn nó cũng cho dáng thế đẹp. NÓ là cây tượng trưng mùa xuân trong bộ tứ quý.
Cây mai trắng nhỏ bé cả từ lá, hoa đến thân so với mơ ăn quả. Chi mai cũng rụng lá vào mùa đông và cho hoa vào dịp tết, xong hoa nở không tập trung như mơ. Hoa lúc mới nởcó màu đỏ hồng, sau chuyên sang trắng, có mùi thơm nhẹ không dễ mấy người nhận thấy được. Cây mai trắng nếu để tự nhiên sẽ mọc thành bụi nhỏ. Nếu sửa uốn nó cũng cho dáng thế đẹp. NÓ là cây tượng trưng mùa xuân trong bộ tứ quý.
Mai Tứ quý
Loài mai đặc trưng của vùng Nam bộ với tên khoa học là Ochna atropurpurea. Mai này cũng trổ hoa vàng nhưng sau khi cánh hoa rụng đi thì đài hoa còn lại năm cánh màu đỏvới nhụy hoa và các hạt xanh (khi chín hạt sẽ chuyển thành màu đen). Năm cánh hoa màu đỏ cũng tròn trịa và giống hình một đóa hoa mai. Do tính chất nở hai lần trên cùng một đóa nên người ta còn gọi mai tứ quý là “nhị độ mai” tức “mai nở hai lần”. Mai này trổbông lác đác quanh năm nên mới gọi là mai tứ quý (xuân, hạ, thu, đông đều trổ hoa). Mai tứ quý thân sần sùi và đen.
Mai tứ quý có cây phát triển rất to và cao nhưng đa số là những cây lâu năm. Càng lâu năm nhìn nó càng cổ kính và vững chắn.
Loài mai đặc trưng của vùng Nam bộ với tên khoa học là Ochna atropurpurea. Mai này cũng trổ hoa vàng nhưng sau khi cánh hoa rụng đi thì đài hoa còn lại năm cánh màu đỏvới nhụy hoa và các hạt xanh (khi chín hạt sẽ chuyển thành màu đen). Năm cánh hoa màu đỏ cũng tròn trịa và giống hình một đóa hoa mai. Do tính chất nở hai lần trên cùng một đóa nên người ta còn gọi mai tứ quý là “nhị độ mai” tức “mai nở hai lần”. Mai này trổbông lác đác quanh năm nên mới gọi là mai tứ quý (xuân, hạ, thu, đông đều trổ hoa). Mai tứ quý thân sần sùi và đen.
Mai tứ quý có cây phát triển rất to và cao nhưng đa số là những cây lâu năm. Càng lâu năm nhìn nó càng cổ kính và vững chắn.
Mai vàng nhiều cánh
Là loại mai vàng có nhiều cánh do lai tạo hoặc chọn lọc tự nhiên, chọn giống cải tạo dần. Mai nhiều cánh ở Việt Nam gồm có: Mai giảo Thủ Đức (12 cánh thẳng, 2 tầng cánh); mai 12 cánh Bến Tre (loại hoa chùm, cánh hoa lớn hơn mai giảo Thủ Đức); mai 18 cánh Bến Tranh (3 tầng cánh, cánh hoa hơi nhỏ); mai 12-14 cánh Tư Giỏi (3 tầng cánh); mai Cửu Long 24 cánh (3 tầng cánh); mai cúc Thủ Đức (24 cánh, 3 tầng cánh); mai BB hay mai Ba Bi (24-32 cánh, 3 tầng cánh) rất giống mai cúc Thủ Đức nhưng nhiều cánh và hoa to hơn; mai 24 cánh chín Đợi (hoa vàng rất to, nở thẳng); mai 48 cánh Gò Đen (5-6 tầng cánh); mai 120-150 cánh Bến Tre (rất nhiều tầng cánh, giống như cúc Mâm xôi, nở tròn, to đẹp).
Là loại mai vàng có nhiều cánh do lai tạo hoặc chọn lọc tự nhiên, chọn giống cải tạo dần. Mai nhiều cánh ở Việt Nam gồm có: Mai giảo Thủ Đức (12 cánh thẳng, 2 tầng cánh); mai 12 cánh Bến Tre (loại hoa chùm, cánh hoa lớn hơn mai giảo Thủ Đức); mai 18 cánh Bến Tranh (3 tầng cánh, cánh hoa hơi nhỏ); mai 12-14 cánh Tư Giỏi (3 tầng cánh); mai Cửu Long 24 cánh (3 tầng cánh); mai cúc Thủ Đức (24 cánh, 3 tầng cánh); mai BB hay mai Ba Bi (24-32 cánh, 3 tầng cánh) rất giống mai cúc Thủ Đức nhưng nhiều cánh và hoa to hơn; mai 24 cánh chín Đợi (hoa vàng rất to, nở thẳng); mai 48 cánh Gò Đen (5-6 tầng cánh); mai 120-150 cánh Bến Tre (rất nhiều tầng cánh, giống như cúc Mâm xôi, nở tròn, to đẹp).
Mai chùm gởi, mai nầy vào những năm 1992 -1996 vùng biên gới Tỉnh Tây Ninh có nhiều lắm. Lúc đó mổi ngày người ta bứng về bán ở đầu cầu Quan ( trước UBND TỈNH TÂY NINH ) một ngày có từ 5 – vài chục gốc… Loại mai nầy rất khó trồng, những cục u chùm gởi ấy, nếu ta cắt bỏ thì thời gian lâu lắm mới có được một cục chùm gởi khác… Nếu bạn nào có chơi loại mai nầy, nếu muốn sửa tàn cắt bỏ làm bonsai thì ngâm cứu cho kỷnha !
Mai châu (Mai trâu): Là một loại mai trổ hoa rất lớn, hoa của loài mai này lớn một cách lạ thường, cánh to và rộng, màu vàng rực. Mỗi đóa hoa có đường kính hơn 5cm nên người ta gọi nó là mai trâu mà người Nam bộ thường đọc trại ra thành “mai châu”.
MAI LIỄU
Nguồn gốc xuất xứ: Châu Mỹ nhiệt đới
Phân bố ở Việt Nam: Miền Nam
Thân, Tán, Lá: Cây thân thảo thấp 0,3-1m, phân cành nhánh nhiều. Lá mọc đối, dạng thuôn dài, nhọn hai đầu, màu xanh, hơi nhám.
Hoa, Quả, Hạt: Cụm hoa mọc ở đầu cành, dạng bán nguyệt, mang hoa nhỏ màu hồng. Đài hình sợi nhỏ màu xanh, tràng màu hồng hợp thành ống trên chia 4 thùy tròn không đều.
– Mai nhọn: Là một loại mai có lá dài và nhọn, nụ hoa và cánh hoa cũng có hình dạng tương tự.
Mai vàng Nam Phi
Có khoảng 12 loài mai thuộc chi họ mai Ochna bao gồm dạng cây lẽ và cây mọc thành bụi. trong đó có hai loài phổ biến là Ochna pretoriensis và Ochna pulchra. Hai loài này xuất hiện rất nhiều tại vùng Koppie. Loài Ochna pulchra cao khaong3 7m, vỏ cây thường có hiện tượng tróc ra, lá dễ rụng. Chúng mọc hoang dã ở rừng, vỏ cây màu xám, xù xì ởgốc, phần thân cây bị tróc vỏ màu kem nhạt. Mai Châu Phi có hai màu vàng và hồng. Ngoài ra ở Nam Phi còn có các loại mai rất giống với mai tứ quý tại Việt Nam