Translate

Chủ Nhật, 28 tháng 6, 2015

CHỮA BỆNH TỪ RAU CỦ QUẢ

Tên HìnhTác Dụng và Trị Bệnh 
 Trái Táo (Apple)


 
 Trị bệnh ỉa chảy ( Diarrhea). Để cho trái táo héo lại và ăn luôn vỏ.
 Ngăn chận táo bón (constipation)
 Giúp sự linh hoạt ở các khớp xương
 Bảo vệ tim.  Gia tăng họat động phổi 
“an apple a day keeps the doctor away”. Ăn mỗi ngày một trái táo thì không cần đến  bác sĩ
 Trái Mơ (Apricot)
 
Chống ung thư
Hạ huyết áp
Tăng cường thị giác
Ngăn chận bệnh lãng trí ( alzheimer)
Chống lão hóa
  Ạt Ti Sô (Artichokes)
 
Giúp tiêu hóa (aids digestion)
Giãm mỡ
Bảo vệ tim
Bình hòa lượng đường trong máu
Chống lại bệnh về gan (liver diease)
Trái Bơ ( Avocado)
 

 
Chống tiểu đường (diabetes)
Giãm lượng mỡ ( cholesterol)
Bảo vệ gan
Bảo vệ tim

Trái Chuối ( Bannas)

 
Bảo vệ tim
Ngưng ho 
Chắc xương
Giãm huyết áp
Ngưng tiêu chảy
Đậu (Beans)
 

Chận táo bó
 Giãm mỡ
Chống ung thư
Bình hòa đường
Củ Cải Tiá (Beet)


Giãm huyết áp
Chống ung thư
Chắc xương
Bổ tim
Giãm cân
 Hạt  Chia (Chia seeds)
Bảo vệ tim
Chống ung thư
Giãm lượng đường trong máu
Trợ giúp tiêu hóa
Chống lão hóa da 
Giãm cân
Giãm huyết áp ...vv..
Hạt lanh - Flax seed
Flax (also known as common flax or linseed) (binomial name: Linum usitatissimum
Giúp nhuận trường
Ngăn chận bệnh tiểu đường
Bảo vệ tim
Tăng cường hệ thống thần kinh
Giúp tăng cường hệ thống miễn nhiểm
Blueberry
Chống ung thư
Bảo vệ tim
Bình hòa lượng đường trong máu
Tăng cường trí nhớ
Chống táo bón
 Cải Bông (Brocoli)
Chắc xương
Giữ vững thị giác
Chống ung thư
Bảo vệ tim
Giãm huyết áp
Cải Bắp (Cabbage)
Chống ung thư
Chống táo bón
Giãm cân
Bảo vệ tim
Giúp bệnh trĩ (helps hemorrrhoids)
Dưa Đỏ (Cantaloupe)
Giữ vũng thị giác
Giãm huyết áp
Giãm mỡ ( cholesterol)
Chống ung thư
Tăng cường hệ thống miễn nhiểm
Củ cải đỏ (Carrot)
Giữ vũng thị giá
Bảo vệ tim
Chống táo bón
Chống ung thư
Giãm cân
Bông cải (Cauliflower)
Chống ung thư tuyến tiền liệt (Prostate cancer)
Chống ung thư vú
Chắc xương
Làm tan vết bầm
Bảo vệ tim
Cherries
Bảo vệ tim
Chống ung thư
Ngũ được (ends insomnia)
Chống lão hóa
Chống lãng trí

Hạt dẻ (chestnut)
 Gíup giãm cân
Bảo vệ tim
Giãm mỡ
Chống ung thư
Giãm huyết áp
Trái Ớt (Chili peppers)










Red Pepper


Giúp nhuận trường
Làm dịu cơn đau cổ họng
Làm khô nước mũi
Chống ung thư
Tăng cường hệ thống miễn nhiễm






Trị ho
Fig (Quả sung)Giúp giãm cân
Chận tai biếng ( stroke)
Giãm mỡ
Chống ung thư
Giãm huyết áp
 Củ Tỏi ( Garlic)
Giãm mỡ
Giãm huyết áp
Chống ung thư
Diệt vi khuẩn ( kill bacteria)
Chống gây nốt sùi ( fights fungus)
Trái Bưởi (grapefruit)Bảo vệ tim
Giúp giãm cân
Giúp ngăn chận tai biếng
Chống ung thư tuyến tiền liệt
Giãm mỡ
Trái Nho (grapes)
Giữ vững thị giác
Chế ngự được sạn thận
Chống ung thư
Hoạnh thông hệ thống tuần hoàn
Bảo vệ tim
Trà xanh (green tea)Chống ung thư
Bảo vệ tim
Ngăn chận tai biếng
Giãm cân
Diệt vi khuẩn
Mật Ong (honey)Giúp lành vết thương
Giúp nhuận trường
Chống lại đẹn ( ulcer)
Tăng cường năng lực
Chống vị ứng
Trái Chanh (lemon)
Trái Hạnh (lime)
Chống ung thư
Bảo vệ tim
Giãm huyết áp
Làm da mịn màng
Ngưng bệnh scopat ( stop scurvy)
Trái Soài (mango)Chống ung thư
Tăng cường trí nhớ
Điều hòa tuyến giáp trạng (regulates thyroid)
Giúp nhuận trường
Ngăn chận bệnh lãng trí
Nấm (Mushroom) Giãm huyết áp
Giãm mỡ
Diệt vi khuẩn
Chống ung thư
Chắc xương
Yến Mạch (Oat)Giãm mỡ
Chống ung thư
Chận lượng đường trong máu
Chống táo bón
Làm da mịn màng
Dầu Olive (Olive oil)Bảo vệ tim
Giúp giãm cân
Chống ung thư
Chận lượng đường trong máu
Làm da mịn màng
Củ Hành (Onion)
Giãm nguy cơ bệnh tim
Chống ung thư
Diệt vi khuẩn
Giãm mỡ
Chống gây nốt sùi
Củ Hành Đỏ (Red onion)
Trị bệnh suyễn ( asthma)
Lát mõng ra rồi ăn sống hay nấu chín. Nếu ăn sống được thì tốt hơn, vì dược tính không bị mất.
Trái Cam (Orange)Tăng cường hệ thống miễn nhiễm
Chống ưng thư
Bảo vệ tim
Hoạnh thông hệ thống hô hấpm
Trái Đào (Peach)
Chống táo bón
Chống ung thư
Ngăn chận tai biếng
Trợ giúp tiêu hóa
Giúp bệnh trĩ bớt đau
Hạt Lạc (Peanut)Chống lại bệnh về ti
Giúp giãm cân
Chống lại bệnh ung thư tuyến tiền liệt
Giãm mỡ
Làm cho bệnh đau ruột già trầm trọng hơn
(Aggravates diverticulitis)
Trái Thơm (Pineapple)Làm chắc xương
Trị  cãm
Trợ giúp tiêu hóa
Trị dứt mụn cóc
Ngưng ỉa chảy
Trái mận khô (Prunes)Chống khô da
Chống táo bón
Giúp tăng cường trí nhớ
Giãm mỡ
Chống lại bệnh về tim
Gạo (Rice)
Bảo vệ tim
Giãm lượng đường trong máu
Loại trừ được sạn thận (kidney stone)
Chống ung thư
Ngăn ngừa tai biếng
Trái Dâu ( Strawberry)Chống ung thư
Bảo vệ tim
Giúp trí nhớ
Giãm stress
Củ Khoai (Sweetpotatoes)
Giữ vũng thị giác
Chắc xương
Chống ung thư
Tránh bệnh về tim
Trái Cà Chua (tomatoes)
Bảo vệ tuyến tiền liệt
Chống ung thư
Giãm mỡ
Bảo vệ tim
Trái Óc Chó (Walnut)Giãm mỡ
Chống ung thư
Tăng trí nhớ
Bảo vệ tim
Trái Dưa Hấu (watermelon)Bảo vệ tuyến tiền liệt
Giúp giãm cân
Giãm mỡ
Giãm huyết áp
Ngăn chận tai biếng
Mầm Lúa Mì (Wheat germ)
Cám Lúa mì ( Wheat bran) 
Chống ung thư ruột
Chống táo bón
Giãm mỡ
Ngăn chận tai biếng
Cải thiện hệ thống tiêu hóat
Nước (water)
Giúp giãm cân
Chống ung thư
Giúp trí nhớ
Làm da mịn màng
Một cơ thể của một người lớn cần ít nhất là hai lít nước trong một ngàyn
 YogurtPhòng chống lỡ da (đẹn) Ulcer
Làm chắc xương
Giãm mỡ
Giúp tăng cường hệ thống miễn nhiểm
Trợ giúp hệ thống tiêu hóa



Cây Mướp Gai
Mướp Gai chát hơi hàn giải nhiệt,
Bịnh thủng sưng ban trái trừ xong.
Độc thuỷ tà phạm thận tả thông,
Uất tiểu tiện bại tê cần dụng.

Cây Diệp Hạ Châu

 

Trị Bệnh xơ gan và viêm gan B
Cây mướp gai còn được gọi là mướp rừng. còn có công dụng trị bệnh sơ gan và viêm gan B .
Cây mướp gai và cây diệp hạ châu đều trị bệnh sơ gan và viêm gan B rất hiệu quả.
   Để trị bệnh xơ gan và viêm gan B thì nấu như thuốc nam, đỗ ba chén nước
 vào cái siêu vàcho lá ,ngọn và rễ (sau khi phơi khô) vào vừa ngang mặt nước, nấu còn lại 8/10 chén thì được. Khi nấu lửa nhỏ, khoản chừng 1 giờ rưỡi cho tới hai giờ thì mới còn lại 8 phân. Nếu không có siêu thì dùng máy nấu nước bằng điện với độ nấu chậm (slow cook). Sau đó nấu nước hai làm nước uống thay cho nước lạnh.
 Uống  30 ngày , mỗi ngày một thang , kết quả thử máu sẽ cho thấy sự hiệu quả.

 Xem chi tiết về thực vật học phần dưới.
 Cây Xăng máu
Tên kho
a học: Horsfielddia irya  Warbg.
 
 Trị bệnh xương mộc gai ở cổ, chân, xương sống ...    Chặt rễ cây hay nhánh cây ra mõng chừng 1 hay 2 ly rồi phơi khô và sau đó đem sao trong nồi đất rồi hạ thổ . Cho ba (3) chén nước vào cái siêu rồi cho những lát mỏng của cây xăng máu vào  siêu khi thấy vừa ngang mặt nước là đủ. Nấu lửa nhỏ , khoản 1 tiếng rưỡi đồng hồ đến khi còn lại 8 phần mười (8/10) chén thì được.  Sau khi phơi khô thì có màu đỏ như máu. Uống vào thì có vị chua và chát thì đúng là xăng máu. Nấu nước nhì làm nước uống thì kết quả nhanh hơn.
 Uống 30 thang, mỗi ngày một thang sẽ không còn bị tê hay nhứt nữa. Kết quả chụp quang tuyến hay scan sẽ cho thấy sư hiệu nghiệm của nó.
 Xem chi tiết  phần dưới 
Lá Rau Má
Swamp Pennywort.



Trị Bệnh thấp khớp
   Tháng 12 năm 2003 vừa qua, Trong chương trình phóng sự hàng ngày The Current Affair của đài truyền hình số 9 tại Sydney có tường thuật một số người Úc đã tự chữa bịnh thấp khớp bằng loại thảo dược dân gian cổ truyền (folk medicine) . Mỗi ngày chỉ cần nhai hai lá rau má tươi và nuốt sống, một thời gian sau, bịnh thấp khớp có thể giảm bớt hoặc bình phục. Các bài tường thuật này trùng hợp với tài liệu trong sách Arthrtis and Paradoxical Pennywort (Bịnh thấp khớp và lá rau má) của tác giả Russ Maslen, nên chúng tôi xin trích dịch một đoạn trong quyển sách ấy để cống hiến quý độc giả tham khảo.( xem tiếp phần dưới)
Hạt Hạnh
Almond

 

 Giãm mở (cholesterol)
 Chưá nhiều vitamin E chất calcium và magnesium giúp chống lại bệnh ung thư và tim mạch
Giúp tăng sức mạnh cuả xương.

 Xem tiếp chi tiết phấn dưới (trang 2)
Củ Nghệ
Turmeric


 
1. Nghệ giúp giảm cân, lưu thông và lọc máu.
2. Nghệ giúp cơ thể chống lại các vi khuẩn sống ký sinh trong ruột, đặc biệt tốt cho hệ tiêu hoá.
3. Mới đây người ta đã chứng minh được rằng có thể sử dụng nghệ để chống ung thư và nghệ có khả năng kháng viêm, giảm nguy cơ nhiễm trùng.
4. Có thể dùng nghệ để khử trùng và mau lành vết thương.
 Xem chi tiết phần dưới ( trang 2)

Nguồn: http://tinhdocusiphathoi.vn/songtu.php?act=detail&iNewsID=17 

 
Hạt Chia 
Nutritional information
Thành Phần Dinh Dưỡng
 Average per 10gAverage per 100g
Energy192Kj1920Kj
Protein2.0g20.4g
Fat, total3.4g30.4g
  Saturated0.4g4.0g
  Monounsaturated0.3g3.3g
      Omega 53.4g34.0g
      Omega 73.5g35.0g
      Omega 9201.1mg2011mg
  Polyunsaturated2.6g26.4g
      Omega 31.9g19.3g
      Omega 60.7g7.1g
Carbohydrates3.7g37.0g
Sugars0.0g0.0g
Fibre3.6g36.0g
Calcium50mg500mg
Potassium50mg500mg
Magnesium29mg290mg
Iron0,6mg6.4mg
Phosphorous60mg600mg

 

HẠT LANH 
(Pháp: Graines de lin; Anh: Flaxseeds, linseeds; La-tinh: Linum usitatissimum) 
Dược sĩ Lê-văn-Nhân
Từ điển Cây thuốc Việt-nam của Võ-văn-Chi hay sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt-nam của nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật gọi cây này là cây lanh hay lanh mán, đọc theo phiên âm tiếng Pháp. Cây này di thực vào trồng ở Sa-pa Việt-nam để làm sợi, nhưng nay không còn nữa. Tự điển tiếng Anh bảo cây “flax” là một cây có hoa màu xanh, trồng để lấy sợi dệt vải lanh. Tên La-tinh có nghĩa là cây hữu dụng nhất. Có thể vào trang web www.flaxcouncil.ca xem hình hoa flax, có bán hột lanh tại Cananda và trả lời những câu hỏi về cây này. 
Chúng tôi trình bày cây này không phải vì tính công nghiệp mà do trào lưu dùng omega-3. Hạt lanh hay flaxseeds là nguồn cung cấp omega-3 thực vật. 
Hạt lanh hơi lớn hơn hạt mè và có vỏ cứng trơn và sáng, màu sắc từ vàng sẫm đến nâu đỏ tùy thuộc cây lanh đó giống vàng hay nâu. Vị hạt lanh ấm. Người ta thường ăn hạt đã xay để tăng cường hấp thụ chất dinh dưỡng. 
Cây lanh có vị trí lịch sử lâu đời ở Âu châu, vì vua Charlemagne nước Pháp khi thấy cây này có giá trị trong việc nấu nướng, y học và sợi để dệt vải, liền ra đạo luật yêu cầu trồng và ăn hạt này. Sau Charlemagne, hạt lanh được tán thưởng khắp cả Âu châu. Đến thế kỷ 17, những người di dân mang hạt lanh qua trồng tại Canada, là nước hiện nay sản xuất hạt này nhiều nhất tại Mỹ châu. 
Chúng tôi không thấy hạt lanh bán ở các hiệu thuốc tại Hoa-kỳ, nhưng bác sĩ ở Montreal Canada còn cho toa “Graines de Lin” cho bệnh nhân cao tuổi, có lẽ để chữa bệnh táo bón, vì làm tăng thể tích của phân (bulk-forming). Mua hạt chưa xay thì giữ lâu hơn, nhưng về phải xay lấy. Còn mua hạt đã xay thành bột, thì phải đóng gói trong bao chân không hàn kín, vì để lâu dầu sẽ bị oxýt hóa và không còn giá trị dinh dưỡng nữa. Hạt xay nên để trong tủ lanh hay trong ngăn đá để khỏi bị hỏng. 
Dầu lanh phải mua trong chai mờ đục và giữ trong tủ lạnh. Dầu lanh phải có vị ngọt của hạt trái cây. Không được dùng dầu lanh để nấu ăn, mà chỉ thêm vào thức ăn sau khi đã nấu chín.
Giá trị dinh dưỡng của hạt lanh: 
2 muỗng canh = 19.38 gam = 95.33 calo

Chất dinh dưỡngTrọng lượng
omega-33.51 g
Mangan0.64 mg
chất xơ5.41 g
Ma-giê70.14 mg
Folate53.86 mcg
Đồng 0.20 mg
Phosphorus94.49 mg
Vitamin B60.18 mg
Lợi ích cho sức khỏe:Hạt lanh giàu Alpha-Linoleic Acid viết tắt là ALA, một chất béo omega-3, tiền chất của omega-3 trong dầu cá gọi là EicosaPentaenoic Acid (EPA). Muốn chuyển từ ALA sang EPA, cần enzym chuyển hóa delta-6-destaurase, mà ở một số cá nhân không hiện hữu hay không hoạt động bằng người khác. Ngoài ra, chức năng của enzym này bị ức chế ở người bệnh tiểu đường hay ăn chất béo bảo hòa hay uống rượu. Vì những lý do này, phải dùng liều cao dầu lanh hay hạt lanh mới có cùng lợi ích như khi dùng omega-3 ở dầu cá. Một nghiên cứu đăng trong Journal of Nutrition tìm thấy viên nang dầu hạt lanh cung cấp 3 gam ALA mỗi ngày trong 12 tuần tương đương với 3 muổng canh (45 ml) dầu lanh sẽ tăng mức EPA 60%. Tuy nhiên, lượng dầu này sẽ cung cấp đến ¼ calo cần thiết cho một ngày. 
Lợi ích chống viêm:Chất béo omega-3 được cơ thể dùng để tạo ra 2 nhóm prostaglandin 1 và 3, là những phân tử giống hormone chống viêm, trái với nhóm prostaglandin 2 là những phân tử gây viêm tạo ra bởi những chất béo khác, nhất là acid béo omega-6, có nhiều trong mỡ động vật, margarine, và nhiều loại dầu thực vật như dầu bắp, dầu rum (safflower), dầu hướng dương, dầu cọ và dầu phụng. Chất béo omega-3 có thể giúp giảm viêm là yếu tố chính trong những bệnh như hen suyển, thoái hóa khớp, viêm khớp do thấp, nhức đầu migraine và xốp xương.
Hạt lanh giàu omega-3 bảo vệ xương:ALA, acid béo omega-3 trong hạt lanh và hạt óc chó (walnut), giúp xương khỏe mạnh bằng cách giúp ngăn ngừa tế bào xương thay đổi thái quá. Khi dùng thức ăn giàu omega 3, sẽ làm giảm tỷ số omega-6/omega-3 trong tiết thực.
Những nghiên cứu khác cho thấy thực phẩm giàu omega-3 ở cá (DHA và EPA) cũng làm giảm tỷ số omega-6/omega-3, giảm mất xương. Các nhà nghiên cứu nghĩ rằng có thể omega-6 chuyển thành prostaglandin gây viêm, trong khi omega-3 chuyển hóa thành prostaglandin chống viêm.
Trong nghiên cứu này, 23 người tham dự ăn 1 trong 3 chế độ tiết thực trong 6 tuần với 3 tuần “washout” (rửa sạch chất nghiên cứu trước khi dùng chất khác) giữa các chế độ tiết thực. Cả 3 chế độ cung cấp lượng chất béo như nhau, nhưng tỷ số omega-6/omega-3 khác nhau nhiều.
Chế độ ăn số 1 cung cấp 34% thức béo toàn phần gồm omega-6 và omega-3 với số lượng giống như bữa ăn bình thường của người Mỹ: 9% chất béo nhiều dấu nối đôi (PUFA: polyunsaturated fats) trong đó 7.7% là omega-6 và chỉ 0.8% là omega-3, đưa đến tỷ số omega-6/omega-3 = 9.6/1 giúp gây viêm.Chế độ ăn số 2 giàu omega-6, cung cấp 37% chất béo toàn phần chứa 16% PUFA với tỷ số omega-6/omega-3 = 12/3.6 = 3.3/1, vẫn còn có tính gây viêm.Chế độ ăn thứ 3 cung cấp 38% thức béo toàn phần giàu omega-3, chứa 17% PUFA trong đó 10.5% là omega-6 và 6.5% là omega-3, tỷ số omega-6/omega-3 = 1.6/1 có tính chống viêm.
Sau mỗi chế độ ăn, người la đo mức N-telopeptides,chất đánh dấu xương thoái hóa, và thấy thấp nhất ở chế độ ăn số 3 là chế độ ăn giàu omega-3. Mức N-telopeptides trong máu những người ở mỗi chế ăn liên quan đến mức độ chất đánh dấu viêm TNF-α (Tumor necrosis factor-alpha) tạm dịch là yếu tố ngoại tử bườu alpha. Chế độ ăn 1 và 2 giàu omega-6 có mức TNF-α cao hơn chế độ ăn số 3 giàu omega-3 trong hạt lanh.
Bảo vệ chống bệnh tim, ung thư và tiểu đường:Chất béo omega-3 dùng để sản xuất những chất giảm thành lập huyết khối, nên giảm nguy cơ bệnh nhồi máu cơ tim và đột quỵ ở bệnh nhân xơ vữa động mạch hay bệnh tim cùng với tiểu đường.
Chất béo omega-3 cũng cần thiết để sinh ra màng tế bào mềm dẻo. Màng tế bào là người giữ cổng, cho phép chỉ những chất dinh dưỡng cần thiết và giúp loại thải các chất bã. Màng tế bào tối cần thiết cho người bệnh tiểu đường vì màng tế bào mềm dẻo tốt hơn để đáp ứng với insulin và hấp thu glucose hơn là màng cứng do chất béo bảo hòa hay chất béo trans hydro hóa. Trong ruột già, omega-3 giúp bảo vệ tế bào ruột khỏi bị ung thư do các độc tố và các gốc tự do gây ra, giảm nguy cơ ung thư ruột già.
Hạt lanh cũng hạ cholesterol giống statin:Trong một nghiên cứu gồm 40 người cao cholesterol (>240 mg/dl), mỗi ngày ăn 20g hạt lanh xay được so sánh với người dùng statin. Sau 60 ngày, người ta thấy giảm đáng kể cholesterol toàn phần, LDL hay cholesterol xấu, triglycerid và tỷ số cholesterol toàn phần/HDL ở cả 2 nhóm. 
Chỉ số khối lượng cơ thể BMI, cholesterol toàn phần, HDL, LDL, triglycerid và tỷ số cholesterol toàn phần/HDL được đo khi bắt đầu và sau 60 ngày.
Những người ăn hạt lanh, cholesterol toàn phần giảm 17.2%, LDL giảm 3.9%, triglycerid giảm 36.3%, tỷ số cholesterol toàn phần/HDL giảm 33.5% so với mức căn bản.
Dầu lanh giảm huyết áp ở đàn ông cao cholesterol:Các nhà nghiên cứu Hy-lạp tìm tác dụng trên huyết áp tâm thu và tâm trương trong một nghiên cứu 3 tháng ở 59 người đàn ông trung niên dùng hoặc dầu lanh hay dầu rum (safflower) trong món ăn thường ngày.
Dầu lanh giàu chất béo omega-3, alpha-linoleic acid (ALA), mà cơ thể chuyển hóa thành acid béo bổ ích omega-3 chuỗi dài, DHA và EPA, trong khi dầu rum (safflower) là nguồn cung cấp omega-6, acid linoleic (LA). Đàn ông dùng dầu lanh cung cấp 8 gam ALA mỗi ngày hay dầu rum cung cấp 11 g LA mỗi ngày.
Ở điều kiện 12 tuần nghiên cứu, huyết áp tâm thu và tâm trương giảm đáng kể ở người dùng dầu lanh giàu omega-3.
Một giải thích khả dĩ cho kết quả này là tính chống viêm của chất béo omega-3. Cả hai omega-6 và omega-3 đều là acid béo thiết yếu cho cơ thể (cơ thể không tự tổng hợp được): chúng ta cần cả 2 loại chất béo này để giữ sức khỏe tốt và phải lấy từ thức ăn. Tuy nhiên, chất béo omega-6 có khuynh hướng gây viêm quá đáng khi không cân bằng với đủ lượng chất béo omega-3 trong thức ăn. Phần lớn những nhà dinh dưỡng tin rằng tỷ số giúp cho sức khỏe omega-6/omega-3 không quá 4/1, và nhiều người tin rằng tỷ số tối hảo là 2/1. Tuy nhiên, thức ăn của người Mỹ cung cấp omega-6 gấp 10 lần omega-3!
Omega-3 có thể giảm huyết áp:Omega-3 trong đó có ALA từ hạt lanh, có thể giúp hạ huyết áp. Đó là kết luận của một nghiên cứu quan sát dữ liệu ở 4680 người Trung quốc, Nhật-bản, vương quốc Anh và Hoa-kỳ. Các nhà nghiên cứu nhìn vào huyết áp và omega-3 trong thức ăn. Sau khi bù trừ một số yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp (như tuổi tác, trọng lượng, thể dục, muối ăn vào, phái tính và lượng rượu uống), các nhà nghiên cứu kết luận chế độ ăn giàu omega-3 liên quan với:
giảm huyết áp trung bình 0.6 mm Hg tâm thu cũng như tâm trương 
giảm huyết áp tâm thu và tâm trương 1 mm Hg trong số 2238 người không có chế độ ăn đặc biệt hay dùng thuốc hỗ trợ dinh dưỡng hay thuốc hạ huyết áp hay bệnh tim hay tiểu đường; 
giảm huyết áp tâm thu và tâm trương 0.9 mm Hg trong số 2038 người không cao huyết. 
Thực phẩm chứa omega-3 có nhiều tác dụng hơn ở người không uống thuốc hay chưa phát sinh bệnh cao huyết áp, theo lời bác sĩ Hirotsugu Ueshima, giáo sư và chủ nhiệm bộ môn khoa học y tế đại học y khoa Shiga Nhật-bản.
Những nghiên cứu trước đây cho thấy khi giảm huyết áp được 2 mm hg có thể giảm tử vong do đột quỵ khoảng 6% và do bệnh tim động mạch vành khoảng 4%.
Bác sĩ Ueshima bảo, với huyết áp, mỗi mm Hg đều quan trọng. Tác dụng của mỗi chất dinh dưỡng dầu nhỏ nhưng không phụ thuộc chất khác, khi hợp lại sẽ có tác dụng rõ rệt trên huyết áp. Nếu có thể giảm huyết áp vài mm do ăn ít muối hơn, giảm vài kilô, tránh uống nhiều rượu, ăn nhiều rau, hạt chưa xay và trái cây (do thành phần chất xơ, khoáng chất, protein thực vật và những chất dinh dưỡng khác) và dùng thêm omega-3, chúng ta sẽ sẽ tạo ra khác biệt đáng kể. (Theo Hypertension 06/07).Cung cấp chất xơ có lợi:Hạt và bột hạt lanh là nguồn cung cấp chất xơ có thể làm giảm cholesterol ở người bệnh xơ vữa động mạch và bệnh tim tiểu đường, giảm tế bào ruột non phơi nhiễm với hóa chất gây ung thư, giúp giảm táo bón và ổn định mức đường trong máu ở người bệnh tiểu đường. Hạt lanh cũng là nguồn cung cấp ma-giê, giúp giảm mức trầm trọng bệnh suyễn bằng cách giúp cho khí đạo mở và thư dãn, hạ huyết áp và giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ ở người xơ vữa động mạch và bệnh tim tiểu đường, ngăn ngừa co thắt mạch máu đưa đến cơn nhức đầu migrên, và thường khuyến khích thư dãn và tái tạo giấc ngủ bình thường. 
Một nghiên cứu đăng trong Archives of Internal Medicine xác nhận ăn thức ăn giàu chất xơ như hạt lanh, giúp ngừa bệnh tim. Hầu hết 10 000 người lớn Mỹ tham dự vào nghiên cứu này và được theo dõi trong 19 năm. Những người ăn nhiều chất xơ, 21 gam mỗi ngày, giảm bệnh tim động mạch vành 12% và bệnh tim mạch 11% so với những người ăn ít hơn 5 gam chất xơ mỗi ngày. Những người ăn nhiều chất xơ hòa tan trong nước có kết quả tốt hơn, giảm 15% nguy cơ bệnh tim động mạch vành và 10% nguy cơ bệnh tim mạch.
Hạt lanh ngăn tiến triển ung thư tuyến tiền liệt đàn ôngMột nghiên cứu được tài trợ bởi viện ung thư quốc gia và viện y tế quốc gia Hoa-kỳ, hạt lanh được cung cấp bởi công ty Enreco Inc.. Liều mỗi ngày là 30 gam khoảng 3 muổng canh đầy, và hạt lanh được xay và trộn với thức ăn và uống. Kết quả báo cáo trong đại hội ung thư lâm sàng Hoa-kỳ lần thứ 43 đầu tháng 6/07.
Hạt lanh là nguồn giàu chất lignan (“lich” là gỗ) có nhiều hoạt tính có thể hữu ích trong ung thư. Lignan ảnh hưởng chuyển hóa androgen, chống nguyên phân (mitosis) và chống oxýt hóa
Các nhà nghiên cứu chia người tham dự thành 4 nhóm chế độ ăn: giả dược kiểm chứng, hạt lanh, chế độ ăn ít chất béo, và kết hợp hạt lanh với ít chất béo. Nghiên cứu thực hiện ở 161 bệnh nhân đã lên lịch mổ cắt tuyến tiền liệt. Người tham dự có thời gian trung bình 30 ngày rồi giải phẫu. Mô cắt bỏ được gởi cho 2 bác sĩ chuyên khoa bệnh lý để phân tích.
Nghiên cứu đầu cho thấy giảm đáng kể tốc độ tăng trưởng u bướu ở 2 nhóm dùng hạt lanh (P=0.0013) và ở nhóm dùng ít chất béo độ giảm chưa có ý nghĩa thống kê)
Tốc độ tăng trưởng trung bình của u bướu tuyến tiền liệt:
Kiểm chứngHạt lanhGiảm chất béohạt lanh + giảm chất béo
3.231.662.561.55
Kết quả gợi ý tế bào ung thư mọc với tốc độ chậm hơn đáng kể (khoảng 30-40%) ở 2 nhóm dùng hạt lanh so với nhóm dùng giả dược hay chỉ dùng thức ăn ít chất béo. Điều này cho thấy lignan giảm tốc độ tăng trưởng tế bào ung thư tuyến tiền liệt.
Nghiên cứu thứ hai bao gồm tế bào ung thư tuyến tiền liệt tự hủy (apoptosis) và quan sát mô lành tính, cho thấy không có khác biệt đáng kể giữa 2 nhóm, nhưng bệnh nhân dùng chế độ ít chất béo cho thấy giảm cholesterol đáng kể, điều này không ngạc nhiên.
Bác sĩ cầm đầu cuộc nghiên cứu cho biết điều ngạc nhiên là không thấy giảm testosterone nhưng dự kiến.Có thể omega-3 đã tác dụng lên độ dính của tế bào ung thư với nhau, và lignan cũng có thể có tính chống sinh mạch làm mất nguồn nuôi dưỡng u bướu. Tuy nhiên những giả thuyết về cơ chế này cần phải có thêm nghiên cứu xác nhận.
Bảo vệ đặc biệt cho phụ nữ:Hạt lanh được nghiên cứu trễ hơn một chút về lợi ích bảo vệ sức khỏe cho phụ nữ. Hạt lanh đặc biệt giàu chất lignan, hợp chất đặc biệt cũng tìm thấy trong các hạt khác và rau được vi khuẩn ruột chuyển thành 2 chất giống hormone gọi là enterolactone và enterodione. Hai chất này chứng tỏ một số tác dụng bảo vệ chống ung thư vú và được tin là một lý do giúp người ăn chay ít nguy cơ bị ung thư vú hơn. Nghiên cứu cho thấy phụ nữ bị ung thư vú và phụ nữ ăn thit bài tiết trong nước tiểu ít lương lignan hơn phụ nữ ăn chay không bị ung thư vú. Nghiên cứu ở thú vật để đánh giá lợi ích của lignan,cung cấp thức ăn giàu chất béo bằng bột hạt lanh giảm những chất đánh dấu sớm ung thư vú ở thú vật phòng thí nghiệm hơn 55%.
Trong một nghiên cứu đăng trên American Journal of Clinical Nutrition, khi những phụ nữ sau tuổi mãn kinh ăn mỗi ngày 1 bánh “muffin” chứa hoặc 25 g protein đậu nành, 25 g bột hạt lanh hoặc giả dược trong 16 tuần, chuyển hóa estrogen ở người ăn hạt lanh, chứ không phải đậu nành hay chất vờ, được biến đổi bằng nhiều lối bảo vệ quan trọng:
. -hydroxyestrone, một chất chuyển hóa của estrogen ít hoạt tính sinh học hơn được cho là bảo vệ chống ung thư vú, tăng cao đáng kể;
* tỷ số 2-hydroxyestrone (chuyển hóa estrogen bảo vệ) trên 16-alpha-hydroxyestrone (chuyển hóa estrogen nghi gây ung thư) tăng cao; 
* mức thành phần estrogen trong máu (estradiol, estrone, và estrone sulfate) không thay đổi đáng kể là điều quan trọng, vì estradiol tham dự vào tiến trình bảo vệ khối lượng xương.
Như vậy có nghĩa là mỗi ngày ăn 1 ounce (khoảng 30 g) hạt lanh xay sẽ tác động lên estrogen phụ nữ sau tuổi mãn kinh giúp chống ung thư vú nhưng không can thiệp vào vai trò của estrogen bảo vệ khối lượng xương.
Lignan cũng giúp rụng trứng bình thường và kéo dài pha progesterone trong chu kỳ kinh nguyệt. Phụ nữ muốn có thai, nếu trứng rụng đều đặn sẽ có nhiều cơ may thụ thai hơn. Phụ nữ từ 35 đến 55 tuổi, có những triệu chứng lúc hành kinh như kinh nguyệt không đều, có nang trong vú, nhức đầu, khó ngủ, ứ nước, lo lắng, bức rức, thay đổi tâm tính, lên cân, không ham thích chuyện chăn gối, trí não mơ hồ, u xơ và kinh ra nhiều, nguyên nhân khả dĩ là estrogen quá mạnh. Khoảng 10 năm trước khi hết kinh, mức estrogen giao động trong khi mức progesterone xuống đều đặn. Hạt lanh, có giúp trứng rụng và kéo dài pha progesterone, giúp tái tạo cân bằng nội tiết tố. Nghiên cứu sơ khởi cũng gợi ý hạt lanh có thể có tính bảo vệ phụ nữ sau tuổi mãn kinh khỏi bị bệnh tim mạch. Trong một nghiên cứu mới đây mù đôi và ngẫu nhiên, hạt lanh giảm mức cholesterol toàn phần ở phụ nữ sau tuổi mãn kinh khoảng 6% mà không cần dùng thuốc thay thế nội tiết tố.
Cuối cùng, chất xơ giàu lignan cũng cho thấy làm giảm đề kháng insulin, do đó, giảm sinh khả dụng estrogen, làm giảm nguy cơ ung thư vú. Vì đề kháng insulin là dấu hiệu cảnh báo bệnh tiểu đường tip 2, hạt lanh có thể bảo vệ chống bệnh tiểu đường.
Chống khô mắt:Hội chứng khô mắt thường xảy ra ở người cao tuổi. Nhỏ nước mắt giả chỉ giải quyết tạm thời. Một nghiên cứu trên American Journal of Clinical Nutrition gồm 40 ngàn phụ nữ có nghề chuyên môn tuổi từ 45 đến 84 tham dự vào nghiên cứu sức khỏe phụ nữ.
Các nhà nghiên cứu ở bệnh viện Brigham và phụ nữ muốn biết các chất chứa omega-3 (hạt lanh) và omega-6 (thịt đỏ, rượu rum, dầu đậu nành và dầu bắp) có giữ vai trò gì không. Phụ nữ dùng nhiều omega-3 trong thức ăn có nguy cơ khô mắt thấp hơn 17% so với người dùng ít nhất. Trái lại, thức ăn giàu omega-6 nhưng thấp omega-3 tăng đáng kể hội chứng khô mắt. Phụ nữ dùng chế độ ăn với tỷ số cao omega-6/omega-3 có nguy cơ khô mắt cao gấp 2.5 lần.
Nhắc lại công thức acid béo omega-3:EPA (EicosaPentaenoic Acid) là acid béo chuỗi thẳng có 20 carbon và 5 dấu nối đôi cis. Dấu nối cuối cách carbon omega hay carbon đuôi ở vị trí 3.
DHA (Docahexaenoic Acid) là acid béo chuỗi thẳng gồm 22 carbon và 6 dấu nối đôi cis, dấu nối đôi cuối cách carbon omega hay carbon cuối ở vị trí 3.
Hai acid trên có nhiều trong mỡ cá vùng biển lạnh như các salmon, tuna, macquerel.
ALA (alpha-linoleic Acid) là tiền chất của EPA và DHA. Không phải ai cũng đủ khả năng biến ALA thành EPA và DHA.
 
Kết luận:
Hạt lanh hay flaxseeds là một nguồn thức ăn tốt cho sức khỏe. Việt-nam có lẽ khi di thực về chỉ nghĩ đến ích lợi công nghiệp, nên không trồng nữa. Nhưng bộ y tế và các công ty dược liệu Việt-nam nên nghiên cứu lại để có kế hoạch để ký hợp đồng với nông dân trồng lại cây này.
 
Tài liệu tham khảo:
1/ Allman MA et al. supplementation with flaxseed oil versus sunflowerseed oil in healthy young men consuming a low fat diet:effects on platelet composition and function. Eur J Clin Nutrition 1995 mars: 49(3):169-78 PMID: 18190
2/ Bazzano LA et al.Dietary fiber intake and reduced risk of coraonary heart diseaes in US men and women.Arch Intern Med 2003 Sep 8.
3/ Brooks JD et al. supplementation with flaxseed alters estrogen metabolism in postmenopausal women to a greater extent than does supplementation with an equal amount of soy.Am J Clin Nutr2004 Feb.
4/ Cleland LG,James MJ. rheumatoid arthritis and the balance of dietary N-6 and N-3 essential fatty acids.Br J Rheumatol 1997 May.
5/ Griel AE et al. An increase in dietary n-3 fatty acids decrease a marker of bone resortion in humans.Nutr J 2007 Jan.
6/ Harper CR et al. Flaxseed oil increases plasma concentrations of cardioprotective (n-3) fatty acids in humans.J Nutr 2006 Jan.
7/ Kinniry P et al. Dietary flaxseed supplementation ameliorates inflammation and oxidative tissue damage in experimental models of acute lung injury in mice.J Nutr 2006 June.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét