Dẫn đầu danh sách là Mỹ, với 65.505 triệu phú, tiếp sau là Đức, Nhật Bản, Anh...
1. Mỹ: 65.505 triệu phú
Nền kinh tế lớn nhất toàn cầu có nhiều triệu phú hơn bất kỳ nước nào trên thế giới, với con số 65.505 người, con số này bằng cả Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Đức và Anh gộp lại. Ước tính tổng số tài sản mà nhóm siêu giàu này sở hữu vào khoảng 9 nghìn tỉ USD. New York là thành phố giàu nhất thế giới với hơn 8.000 triệu phú sinh sống tại đây. Không kém cạnh gì so với New York là Los Angeles và San Francisco, với khoảng 5.000 cư dân có mức tài sản thuộc nhóm siêu giàu.
2. Đức: 17.820 triệu phú
Một trong những nền kinh tế hùng mạnh, đứng vững trong cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới chính là Đức. Trong lúc các quốc gia khác trong khối châu Âu đều chịu ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng, Đức vẫn ghi nhận thêm ít nhất 2.000 triệu phú vào danh sách vốn đáng ngưỡng mộ của nưóc này. Trong danh sách top 10 thành phố có nhiều người giàu có nhất thế giới thì nước Đức đã góp mặt 4 cái tên. Ngoài ra, GDP của Đức cũng ở mức đáng ngưỡng mộ là 3,3 nghìn tỷ USD. Đáng chú ý hơn là rất nhiều triệu phú của Đức là nữ giới. Người phụ nữ giàu có nhất nước Đức, Susanne Klatten, sở hữu khối tài sản trị giá 14,3 tỉ USD, có tên trong danh sách tỷ phú thế giới của Forbes.
3. Nhật Bản: 14.270 triệu phú
Sau một thời kỳ dài chìm trong suy thoái, danh sách các triệu phú ở Nhật đã tăng thêm đầy ngoạn mục 11,2%. Hầu hết những người giàu có nhất xứ sở hoa anh đào đều sống tại Tokyo, khiến cho thủ đô này trở thành thành phố với số lượng siêu tỷ phú nhiều thứ 2 trên thế giới.
4. Anh: 10.910 triệu phú
Thủ đô London nắm giữ kỷ lục có lượng triệu phú nhiều nhất trong các thành phố phương Tây. Chỉ tính riêng Luân Đôn, đã có 6.360 triệu phú trong tổng số 10.910 người; hơn nữa, 135 người trong số này thậm chí còn là tỉ phú. Sự gia tăng đáng kể triệu phú ở Anh là nhờ chương trình hỗ trợ cho vay khi mua bất động sản của chính phủ. Những người siêu giàu cũng thấy thích thú với cuộc sống định cư tại Anh, đặc biệt là London, trung tâm tài chính thế giới với chất lượng đời sống luôn cao nhất nhì thế giới. Chỉ số chứng khoán ở Anh đang đạt mốc cao nhất từ trước tới nay, cũng phần nào khiến cho tài sản của các triệu phú tăng mạnh.
5. Trung Quốc: 10.675 triệu phú
Sự tăng trưởng chậm chạp gần đây của Trung Quốc dự kiến làm giảm 5% tổng số triệu phú ở đất nước đông dân nhất thế giới này. Chủ tịch mới lên cầm quyền tại Trung Quốc với quyết tâm sẽ làm thay đổi cục diện nền kinh tế thế giới, ai cũng có thể kỳ vọng lượng triệu phú ở quốc gia này sẽ sớm tăng. Nhưng đáng chú ý hầu hết những người giàu nhất Trung Quốc đều có quan hệ tốt đẹp với bộ máy cũ của Đảng Cộng sản ND Trung Hoa.
6. Ấn Độ: 7.850 triệu phú
Ấn Độ là quốc gia mới nổi trong danh sách xếp hạng triệu phú trên thế giới. Nền kinh tế này có nguồn lao động dồi dào nên lượng người siêu giàu theo tổng dân số cũng đã tăng đến mức 7.850 người. Ấn Độ đang ngày càng tích cực mở cửa chào đón đầu tư nước ngoài, nỗ lực xoá bỏ những thủ tục hành chính quan liêu, hứa hẹn những chuyển biến mới còn tốt đẹp hơn nữa cho nền kinh tế.
7. Thuỵ Sĩ: 6.330 triệu phú
Khi toàn châu Âu lâm vào khủng hoảng trầm trọng, Thuỵ Sỹ vẫn chứng tỏ là nền kinh tế mạnh và giàu có trong khu vực. Dân số Thuỵ Sỹ tương đối ít, cứ 10.000 dân thì có 7,9 người siêu giàu. Có trung tâm tài chính sôi động nhất thế giới chính là yếu tố góp phần vào sự tăng trưởng bền vững và ổn định của Thuỵ Sỹ.
8. Canada: 4.980 triệu phú
Nhóm dân số đặc biệt này ở Canada đã giảm nhẹ (<1%), nhưng nhìn chung tình hình vẫn rất khả quan khi GDP/ người năm 2012 ở mức 42.734 USD. Không chỉ là quê hương của gần 5.000 triệu phú, Canada còn có tới 37 tỉ phú.
9. Pháp: 4.490 triệu phú
Lượng triệu phú ở Pháp đã tăng đột biến từ 4.100 năm 2012 lên đến 4.490 trong năm nay, tăng 9,5%. Riêng ở Paris đã có hơn 3.200. Tổng số tài sản mà khối triệu phú ở Pháp sở hữu là ở mức 525 tỉ USD. Pháp từng áp dụng mức thuế cao nhất tại châu Âu, 75% cho những cá nhân siêu giàu này nhưng nay chính phủ đã phải cân nhắc lại.
10. Brazil: 4.015 triệu phú
Trong 201 triệu dân Brazil thì có khoảng hơn 4.000 triệu phú. Đây là con số không tệ đối với một quốc gia phải hứng chịu nhiều ảnh hưởng từ những đợt suy thoái nặng nề trong năm qua, từ lạm phát, thâm hụt thương mại, tăng trưởng GDP thấp, cho đến biểu tình phản đối chính phủ liên miên. Tỷ lệ triệu phú cũng chỉ giảm chừng 13,5% trong tình hình hiện tại, thậm chí ngay cả khi tài sản của triệu phú Eike Batista giảm hơn 20 tỷ USD, lập kỷ lục về khối tài sản cá nhân bị thất thoát nhiều nhất trong năm 2012, Brazil vẫn là quốc gia đứng đầu trong khu vực Mỹ Latinh về số lượng triệu phú.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét