Translate

Thứ Tư, 11 tháng 6, 2014

Nghĩa tử là nghĩa tận hay… Mồ yên mả đẹp


image007Với những ngôi mộ giá trị đến cả tỷ bạc kết liền nhau dọc theo bãi biển Thuận An Hương Thủy / Huế được mệnh danh là thành phố nghĩa địa. Tại Việt Nam mồ mả ông bà cha mẹ càng hoành tráng biểu tượng cho sự hưng thịnh gia đình, sự thành đạt của con cháu trong dòng họ.
Nghi lễ chôn cất người vừa nằm xuống không phải chỉ là một lễ quan trọng tiễn người về với tổ tiên ông bà mà còn xem là một nét truyền thống văn hóa có từ lâu đời nằm trong mạch máu của các dân tộc trên thế giới.
Với mỗi một dân tộc, nghi lễ chôn cất được thực hiện với những hình thức phong phú khác nhau và mang những nét độc đáo riêng.

image001Perou 
Tại Lima, viền quanh thủ đô của nước Perou có những nghĩa trang mới xây cất sau này, mồ mả được xây dựng như được thấy khắp mọi nơi: một tấm bia khắc tên người chết để trước mộ và trên nấm mộ là những lớp sỏi có trồng hoa; đặc biệt Perou còn có những mộ cổ có kiến trúc bằng những khối đá lớn ghép liền nhau rất đặc biệt có hình một cái phễu (xem hình bên): miệng lớn và phần đáy nhỏ chứa những bộ xương được mô tả trong tư thế ngồi; hình như thây người chết được bó lại và thả từ từ xuống đáy. Lối chôn cất này tìm thấy trải dọc theo bờ của hồ vĩ đại là biên giới 3 quốc gia Perou – Bolevien – Chili: Lago Titicaca… Hồ Lago Titicaca 3800m trên mức nước biển, cao nhất thế giới với diện tích 8288km2.
Thổ dân kể đó là những ngôi mộ dòng họ các tù trưởng hay lãnh chúa vùng cả ngàn năm trước đây.
image002An táng trên sườn núi : khi tận mắt nhìn thấy được những hốc đá cạnh kề bên nhau với độ nghiêng đến 60 độ-70 độ, có chiều cao 100 thước nơi mà thổ dân sinh sống ở Perou trước đây cả trăm ngàn năm chôn cất người khuất bóng. Đã có nhiều người tự hỏi với những phương tiện như thế nào mà thổ dân có thể trèo lên đục hang lỗ rồi mang xác chết lên để tẩm liệm….. Cho tới lúc này chưa có lời giải đáp nào làm thỏa mãn được sự hiếu kỳ của khách du lịch tới từ khắp thế giới đến tìm hiểu những sáng kiến của tiền nhân.
Mồ trên sườn núi tại Perou có 2 dạng khác nhau:
a.- những hốc đá kề cận nhau không có nắp che đậy (xem hình bên)
b.- hộc đá được che kín bằng một khối đá to tướng, thật rất khó để nhận ra được miệng vì khoảng cách đến ngôi mộ quá tầm mắt người quan sát với chiều cao có khi gần cả trăm thước. Với một diện tích 1.285.216 mét vuông, số dân chỉ có 28.3 triệu, núi non trùng trùng điệp điệp chiếm hết 1/3 diện tích với những chòm núi cao trên 6000 mét, thiên đường bay lượn của những con ó núi khổng lồ (Condor) tắm gió với chiều ngang của đôi cánh dài đến 6 thước, người dân Perou thể hiện lòng tôn kính tổ tiên bằng những nắm mồ vô tiền khoáng hậu có một chiều dài lịch sử trên 20.000 năm trước khi Chúa ra đời
image004An táng trên đỉnh núi: một lối chôn cất cho tín đồ thờ thần lửa – giống dân Zoroastri – sống phân tán tại các nước Iran và Ấn Độ. Thay vì chôn dưới lòng đất hay hỏa thiêu thi thể người đã mất mà những người theo tín ngưỡng này cho là ô nhiễm trái đất. Họ an táng bằng cách phơi xác chết trên đỉnh các ngọn núi để cho động vật và các loài côn trùng sinh sống trong thiên nhiên phân hủy thể xác. Khi chỉ còn bộ xương được ánh nắng mặt trời phơi khô trắng, người ta nhặt các mảnh xương rồi nghiền ra bột.
An táng kiểu dựng đứng tìm thấy trong nhóm dân sống tại Úc châu Australia – Columbia, nhóm khác sống ở Tây Nam Mỹ và Siberia quan niệm xác chết nên giữ ở độ cao hơn là đặt thấp trên nền đất, họ cuốn thi thể trong các mảnh vải liệm và dựng đứng như những thân cây trong các nghĩa trang và để xác tự phân hủy.

image005An táng trên biển cả: tổ tiên các giống dân vùng bắc Âu – Scandinavie – trước đây sống bằng nghề cướp biển đã tổ chức lễ tiễn đưa người chết bằng cách đặt trên những chiếc thuyền chứa đầy thức ăn, đồ trang sức, vũ khí, vật dụng cần thiết đôi khi cả những con vật nuôi của họ… thuyền lênh đênh trên mặt biển. Phong tục còn duy trì tai một số vùng tại Na Uy và Bắc Âu!!

An táng trong bùn lầy.- thời Trung cổ số bộ tộc sống trong vùng nhiệt đới hay gần vùng đồng lầy có truyền thống đã chôn xác chết trong vũng bùn. Một điều rất thú vị là có nhiều thi thể cả trăm năm được tìm thấy còn nguyên vẹn hình hài. phải chăng do thiếu dưỡng khí và không có đủ điều kiện để vi trùng sinh sống cho nên chu trình hủy hoại sinh học chất hữu cơ không tiến hành đươc.

image006An táng của người theo đạo Hindu:
Tháng 07 năm 2006, trong lúc đoàn mổ thiện nguyện của CHLB Đức đang có mặt tại đảo Bali, toàn thể du khách được thông báo sẽ có đám ma theo truyền thống dân tộc môt người mẹ của một anh hùng người Nam Dương trong giai đoạn tranh đấu đòi lại độc lập cho tổ quốc thoát ách thống trị ngoại bang Hòa Lan; may mắn tôi có dịp thấy tận mặt một tập tục còn sót lại từ ngàn xưa cuả Ấn Giáo – Hindu, nghi thức an táng người ra đi bằng lễ hội hóa trang (Carnival).
Người tham dự tang lễ hóa trang rồi nhảy múa quanh thi thể đang đốt cháy như một lời tiễn biệt kẻ ở người đi…
Qua nhiều lần công tác nhân đạo tại bênh viện St. Thomas Hospital & Leprosy Center, Chetput – 606 801, T.S.R. Dt.- Tamil Nadu – India, nơi phát sinh ra đạo Hindu-Ân Độ Giáo, đã nhiều lần chứng kiến đám ma của cũng nhóm người theo đạo Hindu, tôi không còn thấy cảnh hóa trang và nhảy múa chung quanh thây ma, người đi đưa đám vừa đi và vừa đọc kinh để nguyện cầu mà thôi. Nơi đây tục lệ vợ phải lên giàn hỏa theo đám ma chồng đã hoàn toàn chấm dứt nhờ sự khai hóa của quốc gia thống trị – Anh Quốc.

Chôn cất tại Ghana : có một sắc thái rất đặc biệt, người chết không được chôn cất ngay mà phải chờ đợi con cháu khắp mọi nơi tụ họp lại đầy đủ. Nằm trong chương trình giảng dạy tại Bệnh Viện Saint Martin de Porees – Eikwe – Via Axim, Nzema, tôi đã thấy có những xác đông lạnh kéo dài từ tháng này qua tháng khác để con cháu phần đông định cư tại Hoa Kỳ về dự. Tổn phí để ướp xác rồi cất giữ nhiều ngày rất cao, chủ nhân những nhà quàng xác sống vương giả, họ có tiền lợi nhuận cao hơn những bệnh viện.
Trước khi chôn cất, móng ngón tay và chân phải được nhổ cất đặt trong một chiếc hộp nhỏ hình dáng và màu sắc không thấy có quy định rõ rệt. Con cháu sẽ phải mang chiếc hộp về chôn tại nơi người chết đã sinh ra theo nghi thức đã có từ ngàn năm xa xưa.

image007An táng người Tây Tạng .- thấm nhuần sâu đậm chất Phật Giáo, người dân Tây Tạng tin rằng khi chết đi thì linh hồn vẩn tồn tai và đeo đẳng với thể xác của nó. Để cho linh hồn được siêu thoát sớm về cõi Phật, cách tốt nhất là tìm cách làm cho thể xác mất vĩnh viển hay linh hồn không tìm thấy lại thể xác. Chính vì vậy người thân yêu của kẻ vừa chết mang thân xác người chết lên đỉnh núi kèm theo bột mì và sữa để kích thích lòng ham ăn các loại chim ăn xác chết như kền kền, diều hâu….. Nhờ cái mỏ nhọn các loại chim, thể xác người chết sẽ bị xé thành nhiều mảnh, một phần được chim ăn, phần còn sót phải bị phân rải rác khắp nơi hoặc không thể tìm thấy nữa. Linh hồn người chết được siêu thoát.
Tây Tạng là một trong những nơi có tục thiên tàng, thụ táng phổ biến nhất.

Một số vùng của nước Trung Hoa có những phong tục mai táng cổ xưa như
  1. thổ táng,
  2. thủy táng,
  3. huyền táng (chôn treo),
  4. thiên táng hay còn gọi điểu táng,
  5. thụ táng hay còn gọi là lộ thiên táng là đem tro xương của người chết chôn dưới gốc cây hoặc rải trên một mảnh đất rồi trồng lên đó một cây làm kỷ niệm. Thụ táng không có huyệt mộ, không có bia mộ, chỉ có một phiến đá đặt dưới gốc cây hay một miếng kim loại treo trên thân cây có ghị tên, họ, năm sinh, ngày mất của người chết.
Họ quan niệm rằng thi thể người chết một khi được phơi nắng dầm mưa sẽ hóa thành các vì sao trên trời chiếu ánh sáng để soi lối dẫn đường cho con cháu.
Trường hợp trẻ con chết, thi thể sẽ được bó lại bằng vỏ cây hoa rồi treo lên cây vì người ta sợ rằng chôn trẻ con dưới lòng đất thì linh hồn trẻ không thoát ra được ảnh hưởng xấu xa cho việc sinh nở mai sau. Họ vẫn giữ vững niềm tin là chết sớm chưa có đủ thời gian để làm việc thiện hay phạm tội ác, ước mong kiếpsau sẽ được trưởng thành mạnh khỏe như những thân cây, cho nên trẻ con mới được phép thụ táng.
image008Tấm hình bên là nơi an táng của những 500 thi thể sơ sinh cùng với mộ bia những cao tăng được thổ táng. Có những xác chết đã trải qua nhiều tháng ngày nên đã rơi xuống mặt đất. Những cờ phướn tung bay trong gió lộng của đồi núi, nhiều sọ người phơi bày trên nền đất phủ đầy rêu xanh, không khí âm u, đượm màu tang tóc, nồng nặc âm khí và mùi chết chóc.

Ướp xác : người Ai Cập cổ đại và nhiều dân tộc trên thế giới dùng để an táng và giữ xác người đã chết. Người ta moi bộ óc, tim, gan, phổi, phèo thận .. sau đó xác chết được cuốn trong những tấm vải rồi đặt trong khu hầm mộ – Kim Tự Tháp –
Kỹ thuật ướp xác đã xuất hiện thời đại xa xưa, trong thời gian gần đây bác sĩ Gunther von Hagens, một chuyên gia về Cơ Thể Học người Đức gốc Ba Lan bằng cách ướp xác tân kỳ của Ông, Ông đã đưa ra bộ sưu tập các xác chết đi trình bày khắp thế giới dưới nhan đề „Body Worlds“ – „Thế giới thi thể“.


Phần đọc thêm :
(*) Một nhà tang lễ ở Florida, Mỹ, vừa giới thiệu một cách kỳ lạ để thay thế hỏa táng hoặc chôn cất người chết. Đó là dùng một chiếc máy để hóa lỏng xác chết thành một thứ xi-rô màu nâu.
Người sáng lập Resomation là Sandy Sullivan.
Chiếc máy bằng thép không hen rỉ có thể phân hủy một xác chết trong vòng chưa đầy 3h và một thứ chất lỏng đậm đặc màu nâu sau đó sẽ được đổ vào hệ thống nước của thành phố. Sau quá trình này, xương cốt còn lại có thể đem chôn hoặc trả lại cho gia đình chứ không biến thành tro như hỏa táng.
Theo một bài báo của BBC, phương thức trên còn gọi là Resomation (xuất phát từ chữ “resoma” trong tiếng Hy Lạp nghĩa là “tái sinh thể xác”), là một phương pháp thân thiện, thay thế cho chôn cất hoặc hỏa táng.
Nhà tang lễ Anderson-McQueen tại St Petersburg (một thành phố ở Florida, Mỹ) đã lắp đặt chiếc máy trên chỉ vài ngày sau khi Florida trở thành bang thứ 7 ở Mỹ hợp pháp hóa việc sử dụng chiếc máy. Nhà tang lễ trên dự định sẽ thử nghiệm với một số xác chết trong vài tuần tới.
Máy thủy phân xác người trên do một công ty đóng tại Glasgow là Resomation lắp đặt. Nó hoạt động bằng việc nhấn chìm xác vào dung dịch nước và potassium hydroxide, vốn được điều áp và rồi đốt nóng tới 180 độ C trong vòng 2,5 đến 3h. Kết thúc quá trình là một lượng nhỏ chất lỏng màu nâu pha xanh có chứa amino acid, pép tít, đường, muối và bộ xương màu trắng, xốp, mềm còn sót lại, xương rất dễ cán vụn.
Tro trắng sau đó có thể đưa lại cho thân nhân người quá cố.

Thứ chất lỏng thu được sau đó có thể tái chế trong môi trường bằng cách đưa vào khu vực tưởng niệm hoặc đơn giản là đổ ra hệ thống cống rãnh.

Bên trong máy :
Người sáng lập Resomation là Sandy Sullivan nói: “Hãy đối mặt với việc đó, không có sự ra đi nào là nhẹ nhàng. Bạn sẽ phải đi từ thứ giống như hình hài con người đến tro và xương, bất kể bằng lửa hay phân hủy. Nếu bạn đứng trước lò hỏa thiêu, với lửa và sức nóng, điều đó có vẻ rất bạo lực. Tuy nhiên, bạn đứng sang cửa bên kia và chiếc máy hoạt động rất lặng lẽ.

Chiếc máy làm bằng thép không hen rỉ và vô trùng. Có vẻ như đó là cách nhẹ nhàng và nhanh chóng biến một thi thể thành nhúm tro. Chúng tôi tiến hành công việc theo đúng đặc tính hóa học mà vi khuẩn tiến hành, song thay vì vài tháng vài năm thì chiếc máy hoàn thành công việc chỉ trong 3h.
Sau khi máy hoạt động, da thịt thành nước, chỉ còn lại bộ xương.

Một giám đốc tang lễ ở Columbus, bang Ohio, cho biết hoạt động ép xác người ra nước tại chỗ ông đã phải đóng cửa vài tháng trước đây sau 19 lần vận hành máy vì nhà chức trách bang không cho phép.

Công ty Resomation tuyên bố việc xử lý xác người kiểu trên có thể giảm lượng khí gây hiệu ứng nhà kính của nhà tang lễ tới 35%. Một nhà khoa học cho biết việc thải chất lỏng từ xác người ra hệ thống cống rãnh của thành phố là an toàn tuyệt đối. Anh hiện đang cân nhắc đưa công nghệ trên áp dụng tại nước này.

(*) phần đọc thêm được lấy từ:
Google Groups “YKhoaSaiGon71″

  Dr. Tôn Thất Hứa 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét